Danh mục

Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.08 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó các loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: LUT trồng cây ăn quả, LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu v.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN 1 Hoàng Thanh Oai1*, Hoàng Văn Hùng2 Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường tỉnh BắcKạn 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó các loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: LUT trồng cây ăn quả, LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu v. Loại hình có nhiều tiềm năng và có thể đem nhiều triển vọng nhất cho xã là LUT cây ăn quả (cam, quýt). Hiện nay, trên một số thị trường đã xuất hiện thương hiệu cam, quýt Quang Thuận tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất. Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, sản xuất nông nghiệp, cam, quýt Quang Thuận MỞ ĐẦU* Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó [2]. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm [1]. Xã Quang Thuận là một xã vùng núi cao nằm ở phía Tây nam của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn; là một xã thuần nông nên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Hiện nay, trên địa bàn xã, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình * Tel: 0936.679.008; Email: oaittktbk1970@gmail.com này đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu lao động, đặc biệt là việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác đòi hỏi xã phải phát huy được thế mạnh về tiềm năng đất đai cũng như lao động của mình. Đánh giá tiềm năng đất đai để biết được quỹ đất và khả năng hiện có, từ đó chỉ ra phương hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã; xác định các loại hình sử dụng đất (LUT) phổ biến của xã và đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng các LUT và hiệu quả các LUT nông nghiệp trên địa bàn xã Quang Thuận. - Phương pháp thống kê: Phân tích, xử lý số liệu về sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn [2]. 11 Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất [1]. - Phương pháp sử dụng phần mềm tin học Excel để xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất gồm: Hiệu quả kinh tế giá trị sản xuất (GTSX)/ha, chi phí sản xuất (CPSX)/ha, thu nhập thuần/ha, hiệu quả đồng vốn (HQĐV)/ha); Hiệu quả xã hội (GTSX/lao động (LĐ), thu nhập thuần/LĐ, công LĐ đầu tư cho 1 ha); Hiệu quả môi trường (mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) [3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận Quang Thuận là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bạch Thông. Xã có vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông rất thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng phong phú; Tổng diện tích đất tự nhiên của Quang Thuận là 3249,28 ha chiếm 5,95% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bạch Thông, trong đó diện tích đất đang sử dụng chiếm tới 98,39%. Đất nông nghiệp có diện tích là 3035,8 ha, chiếm 93,43% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm 4,02%; đất trồng cây lâu năm chiếm 14,46%; đất lâm nghiệp chiếm 81,45%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0.07%. Đất đai của Quang Thuận rất phong phú với nhiều chủng loại và kiểu địa hình khác nhau, có điều kiện để phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt đất đai của xã rất phù hợp với cây ăn quả đặc sản (cam, quýt). Quang Thuận chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1.586 mm. Độ ẩm không khí trung bình đạt khoảng 12 97(09): 11 - 17 84%. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên do địa hình đồi núi kết hợp với mưa lớn, tập trung theo mùa dễ dẫn đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất, gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi… xã cần có biện pháp chủ động trong giai đoạn tới. Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng gần 90% tổng giá trị sản xuất của xã và mang lại nguồn th ...

Tài liệu được xem nhiều: