Danh mục

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI PHÍA ĐÔNG BẮC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN - HỮU LŨNG - LẠNG SƠN

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết đánh giá tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi phía đông bắc khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên - hữu lũng - lạng sơn, khoa học tự nhiên, công nghệ môi trường phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI PHÍA ĐÔNG BẮC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN - HỮU LŨNG - LẠNG SƠNĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI PHÍA ĐÔNGBẮC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN - HỮU LŨNG - LẠNG SƠNNguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Quang NamKhoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHNNúi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh họcvô cùng quí giá. Nằm ở vùng Đông Bắc của đất nước, Lạng Sơn và Cao Bằng đã tạo nên một hệsinh thái núi đá vôi có diện tích lớn nhất của cả nước, khoảng 347.000 ha (theo số liệu của ViệnĐTQHR, 1995); khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên được ra đời năm 1990, thuộc khu vực có vĩ độcao của nước ta và là nơi chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sang á nhiệt đới, là nơi đã và đanggóp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng trên trái đất.Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi Lạng Sơn, làm cơ sở cho công tácbảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật vùng đá vôi, chúng tôi chọn đề tài: đánh giá tínhđa dạng thực vật trên núi đá vôi phía Đông Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - Hữu Lũng -Lạng Sơn. Các mẫu vật được thu hái và xử lý trong các năm 2001 - 2002, hiện lưu giữ tại Bảotàng thực vật, ĐHQGHN (HNU). Căn cứ vào các bộ thực vật chí Việt Nam và Trung Quốc để xácđịnh tên, các tên được điều chỉnh theo cuốn tên họ, chi của Brummitt (1992) và tên loài củaPhạm Hoàng Hộ (2000). Các họ, chi và loài được sắp xếp theo ABC. Các quả nghiên cứu nhưsau:Qua dẫn liệu trong bảng danh lục cho phép đưa ra những đánh giá bước đầu về tính đa dạngthực vật của khu hệ phí Đông Bắc KBTTN Hữu Liên như sau: 2Trong diện tích khoảng 48 km , chúng tôi đã xác định được 554 loài, 334 chi, 124 họ của 5ngành thực vật bậc cao có mạch là: Thông đất - Licopodiophyta, Cỏ tháp bút - Equisetophyta,Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông nghiệp (Hạt trần) - Pinophyta (Gymnospermae), Mộc lan (Hạtkín) - Magnoliophyta (Angiospermae). Sự phân phối của các taxon theo từng ngành là không đềunhau (bảng 1). Bảng 1. Sự phân phối các taxon của các ngành của khu hệ thực vật nghiên cứuQua bảng 1 ta thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Mộc lan với số loài lớn chiếm93,86%, số chi chiếm 93,60%, số họ chiếm 85,48% tổng số loài, chi, họ của khu hệ. Tiếp đến làngành Dương xỉ có số loài là 25, chiếm 4,51%, thuộc 15 chi, chiếm 4,36% trong 12 họ, chiếm9,68% tổng số loài, chi và họ.Trong 3 ngành còn lại của khu vực nghiên cứu đã được tìm thấy là ngành Thông đât, ngành Cỏtháp bút, ngành Thông chiếm tỷ lệ tương đôí thấp so với toàn bộ khu hệ.Khi so sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của khu hệ thực vật của Hữu Liên vớicác dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật Ba Bể (Từ Văn Tiệp, 2000); CúcPhương (Phùng Ngọc Lan và thập thể, 1996), Sa Pa - Phan Si Pan (Nguyễn Nghĩa Thìn và tậpthể, 1998) (xem bảng 2) ta thấy điểm nổi bật vẫn là sự phân bố không đều của các loài trongngành, sự thống trị của các ngành Mộc lan và Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đốinhỏ hay không có.Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi vùng, mỗi một hệ thực vật đều chịu ảnh hưởng của các điềukiện tự nhiên, xã hội, sinh thái khác nhau… và là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện loàitrong các ngành của mỗi một hệ thực vật cũng khác nhau. Bảng 2. Số loài và tỷ lệ % loài của Hữu Liên với Ba Bể, Cúc Phương, Sa Pa - PSPKhi tiến hành xem xét số loài trên một đơn vịdiện tích và so sánh với Ba Bể, Cúc Phương, chúngta thu được kết quả như bảng 3 Bảng 3. So sánh số loài trên đơn vị diện tích giứa Hữu Liên với Ba Bể, Cúc PhươngQua bảng 3 chúng ta thấy rằng tỷ lệ số loài trên 1 km2 ở Hữu Liên là khá cao (11,54), cao hơnso với Cúc Phương (8,18) nhưng lại thấp hơn Ba Bể (76,71). Điều này lần nữa khẳng định rằngsố loài không tỷ lệ thuận với diện tích sống của nó.Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà cònđược thể hiện giữa các taxon trong cùng một ngành (Bảng 4). Bảng 4. Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Mộc lan của Hữu LiênNhư vậy nếu chỉ tính riêng trong ngành Mộc lan thì Magnoliopsida có số lượng các taxon chiếmưu thế. Số họ, chi, loài đều chiếm trên 80% tổng số họ, chi, loài của ngành.Khi phân tích các chỉ số của các taxon trong khu hệ thực vật Hữu Liên và so sánh các chỉ số nàyvới các chỉ số ở một số khu hệ thực vật khác, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5.Bảng 5. Các chỉ số họ, chi của Hữu Liên với các chỉ số của Ba Bể, Cúc Phương và Sa Pa PSP.Như vậy, Hữu Liên có tổng số các chỉ số tương đương với hệ thực vật Ba Bể và thấp hơn nhiềuso với hệ thực vật Cúc Phương, Sa Pa PSP. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng thực vật ở đâytương đương với hệ thực vật Ba Bể, kém đa dạng so với hệ thực vật Cúc Phương, Sa Pa PSP.Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì: - Các hệ thực vật khác đã được nghiên cứu từ lâu vàkhá kỹ càng phân tích - ở hệ thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: