Danh mục

Đánh giá tình hình dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.44 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá tình hình dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại 03 phường thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để có cơ sở khoa học cho việc phòng và điều trị bệnh có kết quả, góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên TNU Journal of Science and Technology 228(05): 294 - 300 EXAMINING THE PREVALENCE OF COCCIDIOIS EPIDEMIOLOGY ON RABBITS RAISED IN SONG CONG CITY, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Manh Cuong*, Bui Ngoc Son, Do Thi Lan Phuong TNU - University of Agriculture and Forestry ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 15/02/2023 The study was carried out on 640 rabbit feces samples collected in some wards of Song Cong City to examine the epidemiological Revised: 14/4/2023 situation of coccidiosis (Eimeriosis). Research using Fulleborn and Published: 19/4/2023 Mc. Master to identify the prevalence and intensity of coccidiosis in rabbits. The results show that the rate of coccidiosis in rabbits raised KEYWORDS in some wards in Song Cong city reached an average of 65.94% with 422/644 positive rabbit feces samples. Rabbits raised in the period > Song Cong city 8-12 weeks old have the highest rate of coccidiosis; meanwhile, this Rabbit coccidiosis (Eimeriosis) rate was lowest in rabbits 8-12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm Bệnh cầu trùng cầu trùng cao nhất; trong khi đó, tỷ lệ này thấp nhất ở thỏ TNU Journal of Science and Technology 228(05): 294 - 300 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi thỏ thương mại ngày càng tăng tại khu vực miền Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Người tiêu dùng thích thịt thỏ hơn vì hàm lượng chất béo và cholesterol thấp [1]. Ngoài giá trị thương mại trên, thỏ còn được sử dụng làm động vật thí nghiệm trong các nghiên cứu y học và làm thú cưng. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ chăn nuôi thỏ [2]. Thỏ là loài động vật dễ cảm nhiễm với các bệnh nguy hiểm do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất [3]. Bệnh cầu trùng (Eimeriosis) là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng và phân bố rộng rãi nhất ở thỏ [4]. Bệnh gây ảnh hưởng đến một số cơ quan như ruột, gan và ống mật của động vật và có liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Bệnh cầu trùng là một bệnh rất dễ lây lan và có tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi thỏ trên toàn thế giới [5]. Bệnh cầu trùng làm suy giảm nghiêm trọng năng suất tăng trưởng ở thỏ, gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, đồng thời làm giảm đến hơn 23% trọng lượng thân thịt [6]. Cho đến nay, có 15 loài Eimeria spp. được phát hiện có ảnh hưởng đến đường ruột là E. intestinalis, E. magna, E. piriformis, E. perforans, E. media, E. agnotsa, E. exigua, E. flavescens, E. irresidua, E. coecicola, E. vejdovskyi, E. roobroucki, E. oryctolagi, E. nagpurensis và E. matsubayashi xâm nhập ruột non và 01 loài (E. stidea) ảnh hưởng đến gan và ống mật. Eimeria spp. ở thỏ là E. intestinalis và E. Flavescens; spp gây bệnh vừa phải là E. magna, E. irresidua, E. Piriformis; các spp gây bệnh thấp hoặc không gây bệnh là E. exigua, E. media, E. coecicola và E. perforans [7]. Sự lây lan nhanh chóng do vòng đời phát triển trực tiếp và thời gian ngắn là điểm đặc trưng của bệnh cầu trùng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cầu trùng phụ thuộc vào số lượng nang trứng ăn vào, tuổi và tình trạng miễn dịch của động vật. Giai đoạn đầu, nhiễm cầu trùng có thể tiêu chảy đột ngột hoặc chết mà không có dấu hiệu lâm sàng [8]. Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại 03 phường thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để có cơ sở khoa học cho việc phòng và điều trị bệnh có kết quả, góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây ra. 2. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở thỏ nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nguyên vật liệu - Mẫu phân thỏ được lấy vào buổi sáng. - Buồng đếm Mc. Master, cối, chày nhỏ, cốc đong, pipette, phiến kính, lá kính... 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Mẫu phân Lấy mẫu phân của thỏ vừa thải ra ở 04 lứa tuổi theo dõi từ sơ sinh đến > 12 tuần tuổi, khoảng 15-20 gram/mẫu. Để mẫu phân vào túi nilon nhỏ; dùng bút ghi các thông tin bên ngoài túi như: tuổi thỏ, tình trạng vệ sinh, trạng thái phân và ngày tháng lấy mẫu... Mẫu phân được kiểm tra, nghiên cứu trong ngày hoặc được bảo quản với nhiệt độ thích hợp. 2.3.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu - Phương pháp phù nổi Fullerborn [9] để tìm noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi, độ phóng đại 10 x 10 lần. - Phương pháp đếm noãn nang cầu trùng Mc. Master cải tiến [9]. * Quy định các cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: cường độ nhiễm nhẹ (1+): ≤ 5.000 Oocyst/gram phân, cường độ nhiễm trung bình (2+): > 5.000-10.000 http://jst.tnu.edu.vn 295 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 228(05): 294 - 300 Oocyst/gram phân, cường độ nhiễm nặng (3+): > 10.000 – 15.000 Oocyst/gram phân, cường độ nhiễm rất nặng (4+): > 15.000 Oocyst/gram phân. 2.4. Địa điểm nghiên cứu - Ðịa điểm nghiên cứu: Đàn thỏ nuôi ở các trại, gia trại ở 03 phường: Phố Cò, Bách Quang và Lương Sơn. - Ðịa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Ðại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được phân tích, xử lý trên Microsoft Excel 2021. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng tại địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn thỏ nuôi tại 03 phường thuộc thành phố Sông Công được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ nu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: