Danh mục

Đánh giá tình hình mưa và những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá tình hình mưa và những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau trình bày việc tìm hiểu và nắm bắt được chế độ mưa cũng như tình hình thực tiễn sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa ở tỉnh Cà Mau. Đặc điểm mưa, cơ cấu mùa vụ sản xuất đã sử dụng nước mưa và các mặt hạn chế đối với cơ cầu mùa vụ này được nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất nâng khả năng cao sử dụng về tài nguyên nước mưa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình mưa và những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MƯA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU Phạm Thị Bích Thục, Trƣơng Văn Hiếu Viện Địa lý TP. Hồ Chí Minh - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM Email: ptbthuc@hcmig.vast.vn TÓM TẮT Tỉnh Cà Mau là một tỉnh khó khăn về nguồn nước ngọt do xâm nhập mặn, dự án tiếp ngọt từ hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp không đủ khả năng dẫn nước ngọt về cũng như sự suy giảm về nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước mưa ở tỉnh Cà Mau đã được người dân quan tâm khai thác đưa vào phục vụ sản xuất rất đa dạng và hiệu quả. Do vậy nước mưa thật sự là tài nguyên quý giá và dồi dào ở tỉnh Cà Mau và chúng được tái tạo theo chu kỳ năm nên tài nguyên này cần được quan tâm phân tích đánh giá để có thể sử dụng hữu hiệu hơn, khắc phục các hạn chế trong sản xuất và phục vụ cấp nước sinh hoạt trong tình hình tài nguyên nước gặp nhiều khó khăn, hạn chế hiện nay trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của bài báo là tìm hiểu và nắm bắt được chế độ mưa cũng như tình hình thực tiễn sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa ở tỉnh Cà Mau. Đặc điểm mưa, cơ cấu mùa vụ sản xuất đã sử dụng nước mưa và các mặt hạn chế đối với cơ cầu mùa vụ này được nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất nâng khả năng cao sử dụng về tài nguyên nước mưa. Từ khóa: Phân bố mưa, ảnh hưởng của mưa, mô hình sản xuất. 1. MỞ ĐẦU Tỉnh Cà Mau là một tỉnh cuối ở Nam Bộ nên cũng là bộ phận trong vùng nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm mưa của khu vực nhiệt đới gió mùa Nam Bộ là có 2 mùa mưa khô: Mùa khô (ứng với hướng gió đông-bắc) Mùa mưa (ứng với hướng gió tây-nam) và mùa mưa đến sớm hay muộn phụ thuộc vào hình thế thời tiết xuất hiện trong năm (theo thời gian) và thường không đồng đều trên địa bàn khu vực Nam Bộ (không gian) được thể hiện như sau. - Thời gian bắt đầu mùa mưa phụ thuộc vào sự xuất hiện của hoàn lưu gió mùa tây nam (tháng 5 đến tháng 10) kết hợp với các xoáy thuận nhiệt đới (bão, áp thấp nhiệt đới) hoạt động trên Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Thời gian chấm dứt mùa mưa thường khi có sự xuất hiện của hoàn lưu gió mùa đông bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) - Tổng quan sự phân mùa mưa - khô ở tỉnh Cà Mau cũng tuân theo quy luật ở Nam Bộ như sau: Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau (tuy nhiên một số khu vực trong tỉnh vẫn còn mưa vào tuần đầu tháng 12); Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11 (một số vùng trong tỉnh có thể bắt đầu mưa từ cuối tháng 4), có lượng mưa trung bình từ 1700 mm đến gần 2400 mm cao hơn so với các khu vực khác ở Bán đảo Cà Mau. - Xét theo không gian và lượng mưa ngày của các năm được so sánh thì sự lớn hơn này là do mưa đến Cà Mau sớm hơn và chấm dứt muộn hơn các nơi khác. 538 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 87,7-93,1 % cả năm. Trong năm, có 2 khoảng thời gian giao mùa: Thời gian giao mùa của khô - mưa là các tháng 4 và 5; Thời gian giao mùa của mưa-khô là các tháng 11, 12. - Trong thời kỳ 26 năm vừa qua từ 1990-2015, có những năm có ngày bắt đầu mùa mưa rất muộn vào các năm 1998, 2005, 2010, 2015 hoặc rất sớm vào các năm 1999, 2008 nhưng các năm khác phần lớn trùng vào thời kỳ mưa - khô trong năm như nêu ở trên. - Tác động của biến đổi khí hậu cũng như của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa có tác động là làm thay đổi lớp không khí đối lưu bề mặt từ đó dẫn đến lượng mưa cũng có những thay đổi nhất định, nhất là về không gian. Do vậy bài báo này sẽ đánh giá khai quát đặc điểm mưa tỉnh Cà Mau và tình hình sử dụng nước dựa trên đặc điểm mưa của tỉnh. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu Số liệu bốc hơi bình quân tháng, số liệu mưa theo ngày, của các trạm mưa thuộc tỉnh Cà mau và các vùng phụ cận thời kỳ (1990-2015) do đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cấp. Dữ liệu mô hình sản xuất do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cấp. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp trung bình số học xác định lượng mưa năm, tháng bình quân của các trạm. - Phương pháp điều tra thực địa, tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau. - Phương pháp GIS xây dựng các bản đồ phân bố mưa theo thời gian. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mƣa năm Lượng mưa năm bình quân ở tỉnh Cà Mau khá cao ở khu vực Nam Bộ là hơn 1700 mm đến gần 2400 mm. Kết quả ở bảng 1 và các Hình 1.a, b (phân bố mưa năm bình quân và ứng với tần suất 75 % của các trạm) cho thấy không có sự phân hóa lớn theo không gian trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa biến thiên theo sự giảm dần từ Biển Tây sang Biển Đông và từ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: