Thông tin tài liệu:
Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện phát triển bền vững thời kỳ 2005-2010 1.1. Các kết quả đã đạt được a. Về kinh tế Tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm ước đạt 7% so với kế hoạch đề ra là 7,5-8%. GDP theo giá thực tế tính theo đầu người năm 2010 dự kiến đạt khoảng 1.162 USD, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Chuyển dịch cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt NamĐánh giá tình hình thực hiện định hướng chiến lượcphát triển bền vững ở Việt Nam1. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện phát triển bền vững thời kỳ 2005-20101.1. Các kết quả đã đạt đượca. Về kinh tếTất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởngkinh tế (GDP) bình quân 5 năm ước đạt 7% so với kế hoạch đề ra là 7,5-8%. GDP theogiá thực tế tính theo đầu người năm 2010 dự kiến đạt khoảng 1.162 USD, đưa nước ta rakhỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tiếp tục được quan tâm. Tất cả các vùng đều đạtvà vượt mục tiêu về GDP bình quân đầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo so với kế hoạch đềra.b. Về xã hộiCác mặt xã hội như: công tác xoá đói giảm nghèo, công tác dân số và bảo vệ chăm sócsức khỏe người dân, giáo dục và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được nhữngthành tựu bước đầu đáng khích lệ. Công tác an sinh xã hội được đặc biệt coi trọng. Tínhđến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo dự kiến giảm còn dưới 10% (tương ứng với 1,7 triệuhộ nghèo). Theo ước tính trong 5 năm qua, trên 8 triệu lao động đã được giải quyết việclàm. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng: năm 2008, Việt Nam đượctăng hạnglên 105/177 nước với chỉ số HDI đạt 0,733 điểm. Đến nay các mục tiêu thiên niên kỷ đềuđã đạt được và vượt cam kết với cộng đồng quốc tế.c. Về tài nguyên và môi trườngHệ thống pháp luật về quản lý t ài nguyên và bảo vệ môi trường đang được hoàn thiệntheo hướng tiếp cận với các mục tiêu phát triển bền vững. Các nguồn lực cho công tácbảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đã và đang được tăngcường mạnh mẽ. Hợp tác quốc tế về t ài nguyên và môi trường thu được nhiều kết quả tốt.Tốc độ gia tăng ô nhiễm đã từng bước được hạn chế. Chất lượng môi trường tại một sốnơi, một số vùng đã được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân cũng như quá trình phát triển bền vững của đất nước.1.2. Hạn chế, tồn tạia. Về kinh tếChất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiềurộng, thiếu chiều sâu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng t ài nguyên không tái t ạo. Chuyểndịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh trong từng ngành, từngvùng, từng sản phẩm. Năng suất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trongkhu vực. Sự tăng trưởng kinh tế còn dựa một phần quan trọng vào vốn vay bên ngoài.b. Về xã hộiTình trạng tái nghèo ở một số vùng khó khăn có chiều hướng gia tăng. Giải quyết việclàm chưa tạo được sự bứt phá, chưa tạo được nhiều việc làm bền vững. Cơ cấu dân sốbiến động mạnh, mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng nghiêm trọng. Công tác chămsóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập; sản xuất, quản lý và sử dụng thuốc chữa bệnhcòn nhiều yếu kém, thiếu sót. Hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, chất lượng giáodục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước.c. Về tài nguyên và môi trườngCác vấn đề môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; suy giảm đa dạngsinh học; khai thác khoáng sản và quản lý chất thải rắn đang gia tăng, gây bức xúc trongnhân dân. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ. Lựclượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường còn thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng. Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở cáccấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ. T ình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường, quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến.2. Đánh giá k ết quả thực hiện 19 lĩnh vực hoạt động ưu tiên trong Định hướngChiến lược PTBV ở Việt Nam2.1. Về kinh tế2.1.1. Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vữnga. Kết quả đạt đượcMặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, bị tác động của khủng hoảng t ài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn bảo đảm tăng trưởng khá nhanh 5-8% trong 5năm qua. Thứ hạng cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam theo Tổ chức Diễn đàn kinhtế thế giới (WEF) năm 2010 đã tăng mạnh thêm 16 bậc, nằm trong số 59 quốc gia cạnhtranh toàn cầu mạnh nhất, so sánh với 137 nền kinh tế khác trên thế giới.b. Hạn chế, tồn tạiChất lượng tăng trưởng còn thấp, tính ổn định kinh tế vĩ mô chưa cao. Xét về tiêu chí củaphát triển bền vững, tỷ lệ tiêu hao vật chất còn lớn, làm cho tỷ lệ giá trị gia tăng của côngnghiệp và toàn nền kinh tế ngày càng kém.2.1.2. Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trườnga. Kết quả đạt đượcCác hoạt động trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt ở nước ta đã ngày càng chú ý t ớicác phương pháp sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường. Trong ngành nănglượng, tỷ lệ thất thoát điện từng bước được khống chế và giảm dần. Theo tính toán củaViện Năng lượng, năm 2008, lượng năng lượng tiết kiệm được là 682 KTOE, tư ...