Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 407.21 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số đặc điểm liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ và một số đặc điểm liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2020 Nguyễn Thị Bích Thủy – Huỳnh Thị Ngọc Thúy Dương Yến Nhi – Ah Mad SariFa. TÓM TẮT Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để tăng cường và duy trì sức khỏe tốt cho con người. Đặc biệt, người bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ thường có tình trạng dinh dưỡng kém, sút cân dẫn đến tăng nguy cơ mắc các biến chứng, giảm thời gian sống của người bệnh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số đặc điểm liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ và một số đặc điểm liên quan. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu 74 bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ, có 55,4% nam, 44,6% nữ. Tuổi trung bình 54, nhỏ nhất 27 tuổi, cao nhất 80 tuổi. - Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo BMI là 17,6%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn SGA/MNA 60,8% (suy dinh dưỡng nhẹ, vừa 28,4% và suy dinh dưỡng nặng 32,4%). - Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (35,1%) và không có người chăm sóc (67,6%). Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu với Hgb < 10 g/dL cao 70,3%. Albumin máu giảm < 35 (g/L) là 33,8%. Có 40,5% bệnh nhân nồng độ Cholesterol giảm < 160mg/dL và 28,4% tăng Triglycerid > 200 mg/dL. - Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số BMI và tiêu chẩn SGA/MNA không phụ thuộc giới tính và nhóm tuổi. Kết luận: Suy dinh dưỡng thay đổi tùy theo tiêu chuẩn đánh giá. Suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn SGA/MNA 60,8% cao hơn so với tiêu chuẩn BMI là 17,6%. Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu với Hgb < 10 g/dL cao 70,3%. Albumin máu giảm < 35 (g/L) là 33,8%. Có 40,5% bệnh nhân Cholesterol giảm < 160mg/dL và 28,4% tăng Triglycerid > 200 mg/dL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời con người. Đặc biệt, khi chế độ ăn cho người bệnh không đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và không phù hợp với tình trạng bệnh lý thì hậu quả làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện Theo nghiên cứu của một số tác giả, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện chiếm khoảng 60% [1]. Đối với một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn… dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và diễn biến của bệnh. Đặc biệt đối với người bệnh thận mạn tính có lọc máu chu kỳ thường có tình trạng dinh dưỡng kém, sút cân do chán ăn, ăn kiêng, cộng với tình trạng tăng dị hóa nên dễ dẫn đến hội chứng suy Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 131 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 mòn protein năng lượng, tăng nguy cơ mắc các biến chứng, giảm thời gian sống của người bệnh. Do đó, với giả thiết tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020” với các mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số đặc điểm liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. 2. So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ và một số đặc điểm liên quan. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân bệnh thận mạn tính chạy thận nhân tạo định kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Người bệnh suy thận mạn đang điều trị lọc máu bằng phương pháp thận nhân tạo chu kỳ tại khoa thận nhân tạo ít nhất từ 3 tháng trở lên. - Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Người bệnh không đo được cân nặng, chiều cao. - Người bệnh thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ mắc các bệnh cấp tính nặng tại thời điểm nghiên cứu (hôn mê, phẫu thuật cấp cứu, thủ thuật cấp cứu) hoặc nhập điều trị vì các bệnh lý khác. - Người bệnh không hợp tác nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0 2.2.4. Các bước thực hiện: Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 2.2.4.1. Phỏng vấn: người bệnh, người nhà người bệnh theo bộ công cụ được thiết kế sẵn. 2.2.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh * Sử dụng công cụ đánh giá toàn diện đối tượng (Subjective Global Assessment) (SGA) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh từ dưới 65 tuổi. Nội dung đánh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2020 Nguyễn Thị Bích Thủy – Huỳnh Thị Ngọc Thúy Dương Yến Nhi – Ah Mad SariFa. TÓM TẮT Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để tăng cường và duy trì sức khỏe tốt cho con người. Đặc biệt, người bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ thường có tình trạng dinh dưỡng kém, sút cân dẫn đến tăng nguy cơ mắc các biến chứng, giảm thời gian sống của người bệnh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số đặc điểm liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ và một số đặc điểm liên quan. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu 74 bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ, có 55,4% nam, 44,6% nữ. Tuổi trung bình 54, nhỏ nhất 27 tuổi, cao nhất 80 tuổi. - Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo BMI là 17,6%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn SGA/MNA 60,8% (suy dinh dưỡng nhẹ, vừa 28,4% và suy dinh dưỡng nặng 32,4%). - Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (35,1%) và không có người chăm sóc (67,6%). Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu với Hgb < 10 g/dL cao 70,3%. Albumin máu giảm < 35 (g/L) là 33,8%. Có 40,5% bệnh nhân nồng độ Cholesterol giảm < 160mg/dL và 28,4% tăng Triglycerid > 200 mg/dL. - Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số BMI và tiêu chẩn SGA/MNA không phụ thuộc giới tính và nhóm tuổi. Kết luận: Suy dinh dưỡng thay đổi tùy theo tiêu chuẩn đánh giá. Suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn SGA/MNA 60,8% cao hơn so với tiêu chuẩn BMI là 17,6%. Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu với Hgb < 10 g/dL cao 70,3%. Albumin máu giảm < 35 (g/L) là 33,8%. Có 40,5% bệnh nhân Cholesterol giảm < 160mg/dL và 28,4% tăng Triglycerid > 200 mg/dL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời con người. Đặc biệt, khi chế độ ăn cho người bệnh không đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và không phù hợp với tình trạng bệnh lý thì hậu quả làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện Theo nghiên cứu của một số tác giả, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện chiếm khoảng 60% [1]. Đối với một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn… dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và diễn biến của bệnh. Đặc biệt đối với người bệnh thận mạn tính có lọc máu chu kỳ thường có tình trạng dinh dưỡng kém, sút cân do chán ăn, ăn kiêng, cộng với tình trạng tăng dị hóa nên dễ dẫn đến hội chứng suy Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 131 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 mòn protein năng lượng, tăng nguy cơ mắc các biến chứng, giảm thời gian sống của người bệnh. Do đó, với giả thiết tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020” với các mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số đặc điểm liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. 2. So sánh tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ và một số đặc điểm liên quan. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân bệnh thận mạn tính chạy thận nhân tạo định kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Người bệnh suy thận mạn đang điều trị lọc máu bằng phương pháp thận nhân tạo chu kỳ tại khoa thận nhân tạo ít nhất từ 3 tháng trở lên. - Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Người bệnh không đo được cân nặng, chiều cao. - Người bệnh thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ mắc các bệnh cấp tính nặng tại thời điểm nghiên cứu (hôn mê, phẫu thuật cấp cứu, thủ thuật cấp cứu) hoặc nhập điều trị vì các bệnh lý khác. - Người bệnh không hợp tác nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0 2.2.4. Các bước thực hiện: Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 2.2.4.1. Phỏng vấn: người bệnh, người nhà người bệnh theo bộ công cụ được thiết kế sẵn. 2.2.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh * Sử dụng công cụ đánh giá toàn diện đối tượng (Subjective Global Assessment) (SGA) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh từ dưới 65 tuổi. Nội dung đánh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dinh dưỡng hợp lý Bệnh thận mạn Chạy thận nhân tạo định kỳ Suy dinh dưỡng Đái tháo đườngTài liệu liên quan:
-
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 195 0 0 -
6 trang 189 0 0
-
6 trang 181 0 0
-
7 trang 172 0 0
-
7 trang 165 0 0
-
Giá trị của khoảng trống anion trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nặng
6 trang 143 0 0 -
229 trang 141 0 0
-
40 trang 101 0 0
-
5 trang 99 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 96 0 0