Danh mục

Đánh giá về chương trình môn 'Công dân giáo dục' ở miền Nam (1954-1975) và những đề xuất cho việc xây dựng Chương trình môn Giáo dục công dân giai đoạn sau 2015 của Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên có sở tiếp cận, tìm hiểu nội dung chương trình môn Công dân giáo dục (từ tiểu học đến THPT) ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tác giả đưa ra những đánh giá bước đầu về chương trình, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chương trình Công dân giáo dục làm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng chương trình Giáo dục công dân ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá về chương trình môn “Công dân giáo dục” ở miền Nam (1954-1975) và những đề xuất cho việc xây dựng Chương trình môn Giáo dục công dân giai đoạn sau 2015 của Việt Nam ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954 - 1975) VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN GIAI ĐOẠN SAU 2015 CỦA VIỆT NAM VŨ ĐÌNH BẢY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trên có sở tiếp cận, tìm hiểu nội dung chương trình môn Công dân giáo dục (từ tiểu học đến THPT) ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tác giả đưa ra những đánh giá bước đầu về chương trình, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chương trình Công dân giáo dục làm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng chương trình Giáo dục công dân ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015. Từ khóa: chương trình, công dân giáo dục, giáo dục công dân, giai đoạn sau 20151. ĐẶT VẤN ĐỀTrong số các môn học nằm trong chương trình phổ thông ở miền Nam trước 1975, môn Công dângiáo dục (CDGD) được xác định là một môn học “có một tính cách tối ư quan trọng” [7, 180] vàluôn “được đặc biệt lưu ý” [4, 8]. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn đề cập một cách tổngquan về chương trình môn CDGD trong chương trình giáo dục phổ thông ở miền Nam giai đoạn1954 - 1975, từ đó rút ra những điểm tích cực, hạn chế tham khảo cho việc xây dựng chương trìnhmôn Giáo dục công dân ở trường phổ thông giai đoạn sau 2015.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN CDGD Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG MIỀN NAM GIAI ĐOẠN1954 - 19752.1. Về nội dung chương trình môn CDGDChương trình phổ thông dành cho bậc Tiểu học và Trung học ở miền Nam trước năm 1975 doBộ Quốc gia Giáo dục (QGGD) xây dựng, ban hành bám sát triết lý của nền giáo dục ở miềnNam lúc bấy giờ là Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Chương trình các môn học do Ủy bansoạn thảo chương trình (gồm một số giáo sư, thanh tra của các bộ môn) soạn thảo và đề nghị.Bộ QGGD thông qua các Sắc lệnh hoặc Nghị định để ban hành chương trình học áp dụngthống nhất cho cả trường công và trường tư trong toàn miền Nam. Chương trình của từng mônhọc, trong đó có môn CDGD do Bộ QGGD ban hành chỉ quy định thời lượng, nội dung giảngdạy cho từng lớp học. Bộ QGGD không nắm độc quyền biên soạn sách giáo khoa (SGK).Trên cơ sở chương trình khung của môn học do Bộ QGGD ban hành, các soạn giả tâm huyết,các nhà giáo có khả năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín đang trực tiếp giảngdạy ở trường phổ thông tham gia biên soạn SGK và các sách tham khảo, bổ trợ.Giáo viên bộ môn sẽ căn cứ vào chương trình khung để soạn bài giảng, lựa chọn SGK đểgiảng dạy. Học sinh có thể chọn cùng một lúc nhiều bộ SGK khác nhau để học và tham khảo.Trước năm 1975 ở miền Nam, chương trình môn CDGD được giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12với những nội dung cơ bản cho từng lớp như sau: Lớp Nội dung cơ bản - Nhắc lại luật đi đường và cách tổ chức hành chính trong nước. - Thực hành các phép xử thế. 3 - Thực hành các phép xã giao. - Bổn phận người công dân.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 665-670ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954-1975)... 665 - Những đức tính người công dân nước cộng hòa. - Ý niệm thông thường về chứng thư hộ tịch. 4 - Tập đời sống mới. - Chấn hưng mỹ tục. - Bài trừ hủ tục. - Bổn phận người công dân. - Quyền lợi người công dân. 5 - Ý niệm về bầu cử và ứng cử. - Tổ chức chính quyền. - Các công sở chính. - Nhân bản. 6 - Đời sống trong gia đình. - Luật đi đường. - Tổ chức ở học đường. 7 - Bổn phận của học sinh. - Đời sống trong xã hội. 8 - Bổn phận đối với xã hội. - Đời sống tôn giáo. - Quốc gia. - Quyền công dân. 9 - Bổn phận công dân. - Quốc gia. 10 - Xã hội. - Ý niệm căn bản. - Chính sách kinh tế. - Yếu tố sản xuất. 11 - Cơ quan sản xuất và mậu dịch. - Tiền tệ. - Tín dụng và ngân hàng. - Tổ chức chính trị quốc gia. 12 - Chế độ độc tài hiện đại. - Tổ chức quốc tế.Mỗi nội dung cơ bản nói trên thường tương ứng với các chương hoặc phần và mỗi chương,phần lại bao gồm các nội dung cụ thể hơn tương đương với bài hoặc tiết.Môn CDGD ở miền Nam trước năm 1975 độc lập với môn Đức dục (Giáo dục đạo đức) vàTriết học (bao gồm Luận lý học, Đạo đứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: