![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đánh giá về đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 960.20 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu làm phong phú thêm tài liệu về thành quả về vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp, đưa ra các hàm ý về khoảng trống đo lường cũng như vạch ra những hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là về sự khác biệt của việc đo lường thành quả doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá về đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐÁNH GIÁ VỀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ThS. Phạm Đình Tuấn, TS. Nguyễn Thành Cường TÓM TẮT Kế toán quản trị về mặt tổng thể được được xem xét như là những thông tin kế toán với mục đích cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho những người trong tổ chức để giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn và cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động hiện có. Mặc dù, số lượng các nghiên cứu về mối tương quan giữa vận dụng kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề đo lường thành quả chưa thực sự thống nhất bởi sự khác biệt trong quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là việc đo lường thành quả phi tài chính có sự khác biệt tương đối lớn. Nghiên cứu dựa trên khảo sát các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, thông qua phương pháp so sánh và tổng hợp nhằm đưa ra một cách nhìn tổng quan về thành quả và đo lường thành quả từ vận dụng kế toán quản trị. Nghiên cứu làm phong phú thêm tài liệu về thành quả về vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp, đưa ra các hàm ý về khoảng trống đo lường cũng như vạch ra những hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là về sự khác biệt của việc đo lường thành quả doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị. Từ khóa: vận dụng kế toán quản trị, thành quả doanh nghiệp, đo lường thành quả ABSTRACT ASSESSMENT ON FIRM PERFORMANCE MEASUREMENT IN CONDITIONS OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES Management accounting as a whole is considered accounting information on the purpose of providing financial and non-financial information for managers to make better decisions and improve performance. In recent years, although the number of studies on the correlation between management accounting practices and firm performance has increased sharply. However, the issue of measuring results is not really unified because of differences in viewpoints and research methods, there are relatively significant differences, especially in non- financial measurement. The study is based on a survey of domestic and foreign review, using comparative and synthetic methods to give an overview of the results and firm performance measurement of management accounting practices. The study enriches the literatures of the management accounting practices in enterprises, suggests the measurement gaps as well as future research relates to the difference in firm performance measurement across different countries in terms of management accounting practices. Keywords: management accounting practices, firm performance, performance mesurement 1. MỞ ĐẦU Thành quả là một khái niệm rộng mang tính đa chiều và có sự thay đổi theo từng giai đoạn thời gian và bối cảnh kinh doanh. Thành quả không chỉ hướng đến kết quả cuối cùng mà còn cần được đánh giá cả về tính hiệu quả các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Hiện nay trong lĩnh vực kế toán quản trị thì các nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp vẫn sử dụng thành 679 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quả tài chính làm thước đo đánh giá thành quả doanh nghiệp mặc dù có những những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây về đo lường thành quả hoạt động (Tangen, 2003). Bởi vì trọng tâm cơ bản của kế toán quản trị vẫn là đo lường hiệu quả hoạt động thông qua xác định chi phí và kiểm soát tài chính, vì vậy các thước đo tài chính vẫn rất cần thiết trong trường hợp này (Ittner và Larcker, 2001). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rất nhiều nhà quản trị cảm nhận hệ thống đo lường thành quả cũ đã không còn phù hợp, chỉ có 15% đáp ứng được nhu cầu của nhà lãnh đạo trong khi 43% thì ít khả dụng và thậm chí không hỗ trợ được gì (Ittner và Larcker, 1998). Nhiều doanh nghiệp cũng nhận thấy chỉ số tài chính của công ty họ bị suy giảm do không chú ý đến chất lượng hoặc mức độ hài lòng của khách hàng hoặc do các đối thủ cạnh tranh ăn sâu vào thị phần của họ bất chấp tài chính mạnh mẽ của doanh nghiệp (Eccles, 1991). Macinati và Anessi-Pessina (2014) nhận thấy phần lớn lợi ích của việc vận dụng kế toán quản trị mang lại cho doanh nghiệp là định tính và vô hình, vì vậy nếu chỉ thành quả tài chính đơn thuần thì chưa thể hiện hết được những thành quả của tổ chức. Vì vậy, cần sử dụng nhiều hơn các thước đo phi tài chính nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quy trình hoạt động, phản ánh các khía cạnh vô hình về đầu tư, tập trung vào những hoạt động trong dài hạn từ đó hỗ trợ trong việc dự đoán hiệu quả tài chính trong tương lai và giúp doanh nghiệp đạt được những thành quả tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987; Jusoh và Parnell, 2008). Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây có thể do được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, thời gian nghiên cứu khác biệt, và quan điểm thành quả của tác giả cũng không đồng nhất, nên các chỉ tiêu đo lường thành quả thiếu nhất quán, không có hệ thống hóa rõ ràng, đặc biệt là chỉ tiêu phi tài chính. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng chủ yếu đánh giá thành quả chung của toàn doanh nghiệp trong khi bản thân các kỹ thuật kế toán quản trị cũng mang lại những kết quả đầu ra đa dạng và có tương quan tích cực với nhau (Kaplan và cộng sự, 2004). Vì vậy, việc chỉ đánh giá tổng thể dựa trên một số tiêu chí đơn hướng có thể không cung cấp cái nhìn toàn diện nhằm giúp doanh nghiệp chú trọng phát hiện những nhân tố tiềm năng để phát triển và giúp cải thiện thành quả trong tổ chức. Richard và cộng sự (2009) cho rằng sự thiếu nhất quán trong việc đo lường thành quả của doanh nghiệp cho thấy sự thiếu hụt đáng kể từ cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá về đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐÁNH GIÁ VỀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ThS. Phạm Đình Tuấn, TS. Nguyễn Thành Cường TÓM TẮT Kế toán quản trị về mặt tổng thể được được xem xét như là những thông tin kế toán với mục đích cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho những người trong tổ chức để giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn và cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động hiện có. Mặc dù, số lượng các nghiên cứu về mối tương quan giữa vận dụng kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề đo lường thành quả chưa thực sự thống nhất bởi sự khác biệt trong quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là việc đo lường thành quả phi tài chính có sự khác biệt tương đối lớn. Nghiên cứu dựa trên khảo sát các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, thông qua phương pháp so sánh và tổng hợp nhằm đưa ra một cách nhìn tổng quan về thành quả và đo lường thành quả từ vận dụng kế toán quản trị. Nghiên cứu làm phong phú thêm tài liệu về thành quả về vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp, đưa ra các hàm ý về khoảng trống đo lường cũng như vạch ra những hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là về sự khác biệt của việc đo lường thành quả doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị. Từ khóa: vận dụng kế toán quản trị, thành quả doanh nghiệp, đo lường thành quả ABSTRACT ASSESSMENT ON FIRM PERFORMANCE MEASUREMENT IN CONDITIONS OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES Management accounting as a whole is considered accounting information on the purpose of providing financial and non-financial information for managers to make better decisions and improve performance. In recent years, although the number of studies on the correlation between management accounting practices and firm performance has increased sharply. However, the issue of measuring results is not really unified because of differences in viewpoints and research methods, there are relatively significant differences, especially in non- financial measurement. The study is based on a survey of domestic and foreign review, using comparative and synthetic methods to give an overview of the results and firm performance measurement of management accounting practices. The study enriches the literatures of the management accounting practices in enterprises, suggests the measurement gaps as well as future research relates to the difference in firm performance measurement across different countries in terms of management accounting practices. Keywords: management accounting practices, firm performance, performance mesurement 1. MỞ ĐẦU Thành quả là một khái niệm rộng mang tính đa chiều và có sự thay đổi theo từng giai đoạn thời gian và bối cảnh kinh doanh. Thành quả không chỉ hướng đến kết quả cuối cùng mà còn cần được đánh giá cả về tính hiệu quả các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Hiện nay trong lĩnh vực kế toán quản trị thì các nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp vẫn sử dụng thành 679 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quả tài chính làm thước đo đánh giá thành quả doanh nghiệp mặc dù có những những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây về đo lường thành quả hoạt động (Tangen, 2003). Bởi vì trọng tâm cơ bản của kế toán quản trị vẫn là đo lường hiệu quả hoạt động thông qua xác định chi phí và kiểm soát tài chính, vì vậy các thước đo tài chính vẫn rất cần thiết trong trường hợp này (Ittner và Larcker, 2001). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rất nhiều nhà quản trị cảm nhận hệ thống đo lường thành quả cũ đã không còn phù hợp, chỉ có 15% đáp ứng được nhu cầu của nhà lãnh đạo trong khi 43% thì ít khả dụng và thậm chí không hỗ trợ được gì (Ittner và Larcker, 1998). Nhiều doanh nghiệp cũng nhận thấy chỉ số tài chính của công ty họ bị suy giảm do không chú ý đến chất lượng hoặc mức độ hài lòng của khách hàng hoặc do các đối thủ cạnh tranh ăn sâu vào thị phần của họ bất chấp tài chính mạnh mẽ của doanh nghiệp (Eccles, 1991). Macinati và Anessi-Pessina (2014) nhận thấy phần lớn lợi ích của việc vận dụng kế toán quản trị mang lại cho doanh nghiệp là định tính và vô hình, vì vậy nếu chỉ thành quả tài chính đơn thuần thì chưa thể hiện hết được những thành quả của tổ chức. Vì vậy, cần sử dụng nhiều hơn các thước đo phi tài chính nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quy trình hoạt động, phản ánh các khía cạnh vô hình về đầu tư, tập trung vào những hoạt động trong dài hạn từ đó hỗ trợ trong việc dự đoán hiệu quả tài chính trong tương lai và giúp doanh nghiệp đạt được những thành quả tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987; Jusoh và Parnell, 2008). Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây có thể do được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, thời gian nghiên cứu khác biệt, và quan điểm thành quả của tác giả cũng không đồng nhất, nên các chỉ tiêu đo lường thành quả thiếu nhất quán, không có hệ thống hóa rõ ràng, đặc biệt là chỉ tiêu phi tài chính. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng chủ yếu đánh giá thành quả chung của toàn doanh nghiệp trong khi bản thân các kỹ thuật kế toán quản trị cũng mang lại những kết quả đầu ra đa dạng và có tương quan tích cực với nhau (Kaplan và cộng sự, 2004). Vì vậy, việc chỉ đánh giá tổng thể dựa trên một số tiêu chí đơn hướng có thể không cung cấp cái nhìn toàn diện nhằm giúp doanh nghiệp chú trọng phát hiện những nhân tố tiềm năng để phát triển và giúp cải thiện thành quả trong tổ chức. Richard và cộng sự (2009) cho rằng sự thiếu nhất quán trong việc đo lường thành quả của doanh nghiệp cho thấy sự thiếu hụt đáng kể từ cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán quản trị Đo lường thành quả doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Môi trường kinh doanh Báo cáo tài chínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 781 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 447 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 432 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 395 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 391 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 377 10 0 -
3 trang 315 0 0
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 304 1 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 303 0 0