Danh mục

ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 81.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có một công dân người Nhật Bản muốn phá ngôi nhà của mình để xây lên ngôi nhà mới, trong khi dỡ nhà thì anh nhìn thấy con Thằn Lằn bị cái đinh đóng vào chân, và anh đã nhớ lại rằng cái đinh này anh đã đóng vào đó cách đây khoảng 4 năm. Khi đó anh không làm nữa và anh đi vào một chỗ khuất để theo dõi tại sao mà con thằn lằn này có thể sống tới thời điểm bây giờ. Đến chiều thì anh thấy có một con thằn lằn khác đến và ngậm trên miệng miếng thức ăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI Trước khi nói về bài này tôi sẽ kể một câu chuyện như sau: Có một công dân người Nhật Bản muốn phá ngôi nhà của mình để xây lên ngôi nhà mới, trong khi dỡ nhà thì anh nhìn thấy con Thằn Lằn bị cái đinh đóng vào chân, và anh đã nhớ lại rằng cái đinh này anh đã đóng vào đó cách đây khoảng 4 năm. Khi đó anh không làm nữa và anh đi vào một chỗ khuất để theo dõi tại sao mà con thằn lằn này có thể sống tới thời điểm bây giờ. Đến chiều thì anh thấy có một con thằn lằn khác đến và ngậm trên miệng miếng thức ăn để mang cho con thằng lằn này. Khi đó anh mới nghĩ rằng: Đối với một thế giới của các loài vật, là một loài không có ý thức cao, không có tình cảm như con người chúng ta nhưng đã tạo cho chúng ta một ấn tượng để suy nghĩ. Khi đó anh đã đặt một vấn đề như sau: Con người chúng ta tại sao có tiếng nói, tai sao có lương tri,có trái tim và có đầy đủ các thông tin từ điện thoại cho đến mọi thứ tại sao mình không đến gần nhau, nhưng thật là trớ trêu khi con người chúng ta có tiện nghi càng cao thì con người chúng ta lại càng cách xa nhau hơn nữa, khi đó khoảng cách của tình người lại ít đi, một lý do gì mà lại dẫn đến điều đó. Từ một câu chuyện nhỏ đó đã gợi cho chúng ta một suy nghĩ về cuộc sống tình người. Xuất phát từ câu chuyện mà tôi muốn nói về bài ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI. Con người chúng ta là một loài động vật cao nhất, một con người có đầy đủ các yếu tố nhất. Làm được một con người quả là một điều quý báu chứ không phải là chuyện bình thường. Nhưng tại sao trong xã hội loài người chúng ta lại xảy xa nhiều chuyện mà chúng ta cảm thấy tệ ác và bạc bẽo như vậy? tôi đã đặt ra câu hỏi rằng: “Trời làm cho chúng ta khổ hay con người làm cho chúng ta khổ?” Thật ra thì con người làm cho con người chúng ta khổ nhiều nhất và đến tận gốc được, nhiều khi con người mình còn ngồi nghĩ ra những cách để hại nhau rất là đê tiện. Ông trời cũng làm cho chúng khổ nhưng không thấm vào đâu sao với con người. Cho nên trong bài này tôi không muốn nói với tư cách là tất cả những thói hư tật xấu là đại diện cho tất cả con người, nó chỉ là một phần nào đó trong xã hội chúng ta, nhưng mình cần phải nhận ra để khắc phục những mặt tiêu cực này. Đó là điều quan trọng nhất. Như vậy chữ 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk LƯƠNG TÂM có nghĩa là tấm lòng lương thiện, nhân ái, bao dung và kể cả những tấm lòng yêu thương. Và chúng ta luôn tự hỏi rằng: “Lương tâm nó nằm ở đâu?” Thật ra thì nó nằm trong lòng của chúng ta, nó nằm trong tư duy, trái tim và suy nghĩ của mỗi con người, Như vậy tất cả mọi người trong chúng ta đều có lương tâm. Nhưng nhiều khi mình không muốn mở lương tâm của mình mà thôi, chứ ai cũng có kho tàng lương tâm ở trong mỗi con người. Vì vậy ngày xưa Mạnh Tử có nói một câu rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là: Bản chất của con người vốn là hiền lương, là lành, tốt, thiện. Và có câu là: “Tính tương cận, tập tương viễn”, đó là: Tính này gần gũi với tập quán của những cái xấu hay nhưng cái mà xã hội cho chúng ta kinh nghiệm thì từ từ chúng ta mới xa dần tính thiện này. Có những con người tự thân họ không phải là ác, nhưng do môi trường và hoàn cảnh buộc họ muốn tồn tại thì phải thích nghi, và nếu muốn thích nghi thì mình phải có tính ác độc nào đó để có thể tồn tại được. Thật sự mà nói thì câu này tương đối chính xác, vì một đứa hài nhi qua quá trình của cuộc sống thì mình có rất nhiều điều lương thiện, nhưng nhiều người lương thiện đã quay mặt lại với cuộc đời để sống với mặt trái của lương tâm. Mình thật khó có thể giải thích được nhưng mình biết ẩn tàn sâu trong đó là tính thiện. Ví dụ: Mình nhìn thấy người ăn cướp thì mình coi họ là kẻ tán tận lương tâm nhưng nhiều khi họ ăn cướp không phải vì bản thân của họ mà vì vợ, vì con, vì tất cả mọi người nghèo trong cuộc sống. Có những người vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà họ phải làm những điều ác nhưng trong lương tâm họ vẫn cảm thấy cắn rứt và không cho phép nhưng vì một lòng tham hay một hoàn cảnh nào đó thôi thúc mà họ phải làn như vậy. Nhưng mình cũng phải đặt lại câu hỏi rằng: Tại sao có những người rơi vào hoàn cảnh như vậy mà họ không làm điều ác? Mà có những người khi rơi vào điều đó họ lại làm điều ác. Ở đây là làm sao mình phải đánh động được lương tâm của mình sống đây là điều quan trọng. Cho nên khi tôi đọc sách của Khổng Tử mà tôi thấy có những câu đơn giản quá như:“Vi nhân nan, vi nhân nan” dịch ra là: “Làm người khó, làm người khó”. Thì tôi nghĩ: Một người được tôn sư là thánh, một nhà cải cách xã hội thời phong kiến mà nói một câu rất tầm thường như vậy sao? Nhưng khi tôi đã lớn hơn rồi, tôi đã học v ...

Tài liệu được xem nhiều: