Dạo chơi cùng bá tước Tolstoi ở Moskva
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 127.74 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kế hoạch ấy và những kế hoạch khác đã được vạch ra như vậy. Khi chúng tôi bước xuống cầu thang thì bá tước xuất hiện ở bệ cầu thang phía trên được trang trí bằng tấm da của một con gấu kếch xù vốn được miêu tả trong một truyện ngắn của Tolsto
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạo chơi cùng bá tước Tolstoi ở Moskva Dạo chơi cùng bá tước Tolstoi ở Moskva Kế hoạch ấy và những kế hoạch khác đã được vạch ra như vậy. Khi chúng tôi bướcxuống cầu thang thì bá tước xuất hiện ở bệ cầu thang phía trên được trang trí bằng tấm dacủa một con gấu kếch xù vốn được miêu tả trong một truyện ngắn của Tolstoi, và gọi vớitheo chúng tôi: - Bộ quần áo của tôi sẽ không làm cho các vị phải xấu hổ nếu tôi đi theo các vị vàokhách sạn chứ? - Tôi rất khó xử vì ngài đã đưa ra câu hỏi như thế. Ông phá lên cười và bỏ đi. Trong lúc đó, như mọi khi, tôi để cho gia nhân đi giàycao su và mặc áo khoác cho tôi. Ngày hôm sau bỗng vang lên tiếng gõ cửa đặc biệt ở phòng chúng tôi, nghe giốngnhư một phát đại bác. Tôi nhảy vọt một bước ngang qua căn phòng. Ở Nga, gia nhân,người đưa thư và những người làm công việc tạp dịch khác thuộc loại này rất ít khi báotrước sự xuất hiện của mình bằng tiếng gõ cửa đến nỗi bất cứ lúc nào ta cũng sợ phải nhìnthấy cánh cửa hé mở mà không có sự báo trước, nếu như cửa không khóa. Và thậm chí takhông biết phải làm gì sau khi nghe thấy tiếng gõ cửa, bởi lẽ vị khách ngay lúc đó đãbước vào phòng và xưng danh. Đó là bá tước Tolstoi. Ông mặc một chiếc áo khoác bằnglông cừu mầu vàng xỉn, bộ râu bạc như cước khẽ bay phất phơ. Đôi ủng dạ màu xám củanông dân dài đến đầu gối và cái mũ đan bằng len đã hoàn tất bộ y phục của ông. - Lúc này trời quá lạnh đối với cuộc du ngoạn của chúng ta và tôi sợ rằng tôi đếnhơi muộn - ông vừa nói vừa cởi áo choàng - Tôi được biết chính xác thời gian làm lễ vàchúng ta sẽ đến nhà thờ dự lễ Giáng sinh. Nhiệt độ ngoài trời là âm 15-20 độ, và tôi muốn từ chối. Nhưng tranh cãi với ngườiNga về thời tiết là vô ích, ngoài ra tôi được biết thêm rằng bá tước đã đi bộ suốt đoạnđường dài và có lẽ ông sợ chúng tôi bị lạnh cóng. Tuy không thật thành thực, nhưng tôi đãđồng ý một cách lịch thiệp và nói rằng đến vào trước buổi lễ Giáng sinh là thời gian thíchhợp hơn cả. Ông đề nghị rẽ vào một cửa hiệu bán loại sách phổ thông cho dân chúng với sốlượng in hàng triệu bản có giá từ một côpếch rưỡi đến năm côpếch. Ông có chút côngchuyện nhân việc xuất bản phổ cập những kiệt tác của mọi thời đại và của tất cả các nềnvăn học(8). Nhiệt độ trong phòng chúng tôi là hơn 18 độ dương. Đôi ủng dạ của bá tước vàchiếc áo len đan dài tay phủ ra ngoài bộ y phục thông thường của ông gồm một cái áo bờ-lu được bó chẽn bằng một giây thắt lưng và chiếc quần xanh, đã làm ông không thoải mái.Trong lúc chúng tôi mặc áo choàng lông thì ông đi tìm đồ giải khát trong phòng. Sự thayđổi duy nhất trong trang phục của mình mà tôi đã thực hiện nhân dịp này là đội chiếc mũtrùm đan thay cho chiếc mũ lông. Dù sao thì chúng tôi cũng trông giống như một tốp tamca(9) dị thường trong con mắt của những người chung quanh, bắt đầu từ một gã mugích vàgia nhân bình thường đang đứng sau góc phố nhìn chòng chọc vào chúng tôi với vẻ khôngmấy thân thiện. Tôi không tin ở tai mình: không một gã nào trong đám xà ích đông đảođứng trước khách sạn mở miệng chào mời chúng tôi lên xe. Thông thường thì cả một dànhợp xướng nghênh tiếp chúng tôi. Còn lần này thì hết thảy lặng lẽ đứng xếp thành mộtdãy và dửng dưng nhìn chúng tôi đi ngang qua. Tôi không nghĩ rằng một điều gì đó có thểlàm cho người xà ích Nga ngậm miệng được. Có lẽ họ không nhận ra bá tước chăng? Tôirất ngờ điều này. Tôi được nghe nói rằng ở Moskva tất cả dân chúng đều biết mặt ông vàbiết ông ăn mặc như thế nào, nhưng đối với những câu gặng hỏi của tôi thì đám xà ích baogiờ cũng lắc đầu quầy quậy bảo không biết. Duy chỉ trong một trường hợp, người xà íchnói thêm: “Đây là một ông chủ tốt bụng và là bạn thân của người bạn tôi”. - Bà đi bộ có giỏi không? - bá tước hỏi, tay huơ chiếc gậy thô có lẽ vừa mới chặttrong khu vườn của ông - Tôi bao giờ cũng đi bộ, không bao giờ đi xe bởi lẽ tôi thườngxuyên không có tiền. Tôi trả lời rằng tôi là một khách bộ hành siêu đẳng nếu tôi không bị vướng víu bởichiếc áo choàng lông và đôi giày cao su, rồi nói thêm: - Tôi hy vọng rằng ngài sẽ không bắt chúng tôi cuốc bộ suốt cả quãng đường đếnnhà thờ bởi vì sau đó chúng ta sẽ còn phải đứng suốt cả buổi lễ cơ mà. Bởi lẽ những conngười hà khắc đó vị tất sẽ mời chúng ta ngồi. - Rồi chúng ta sẽ đi xe ngựa - ông đáp. Song việc thường xuyên dùng ngựa là tàntích của thời dã man. Do chỗ chúng ta đang trở thành văn minh hơn nên sau khoảng mườinăm nữa thì người ta sẽ hoàn toàn không sử dụng đến ngựa. Tôi tin chắc rằng ở nước Mỹvăn minh, người ta đi xe không nhiều như chúng tôi ở Nga. Tôi đã được làm quen với những lý thuyết của bá tước Tolstoi, song thứ lý thuyếtnày đối với tôi là mới mẻ. Tôi đã nghĩ ra được mấy câu trả lời. Xe đạp bị tôi bác bỏ vì ởđây những cố gắng về thể lực dường như bị con ngựa sắt làm giảm giá trị. Tôi cũng khôngnói rằng chúng tôi bắt đầu nhìn nhận con ngựa như một phương tiện giao thông cổ hủ,chậm chạp v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạo chơi cùng bá tước Tolstoi ở Moskva Dạo chơi cùng bá tước Tolstoi ở Moskva Kế hoạch ấy và những kế hoạch khác đã được vạch ra như vậy. Khi chúng tôi bướcxuống cầu thang thì bá tước xuất hiện ở bệ cầu thang phía trên được trang trí bằng tấm dacủa một con gấu kếch xù vốn được miêu tả trong một truyện ngắn của Tolstoi, và gọi vớitheo chúng tôi: - Bộ quần áo của tôi sẽ không làm cho các vị phải xấu hổ nếu tôi đi theo các vị vàokhách sạn chứ? - Tôi rất khó xử vì ngài đã đưa ra câu hỏi như thế. Ông phá lên cười và bỏ đi. Trong lúc đó, như mọi khi, tôi để cho gia nhân đi giàycao su và mặc áo khoác cho tôi. Ngày hôm sau bỗng vang lên tiếng gõ cửa đặc biệt ở phòng chúng tôi, nghe giốngnhư một phát đại bác. Tôi nhảy vọt một bước ngang qua căn phòng. Ở Nga, gia nhân,người đưa thư và những người làm công việc tạp dịch khác thuộc loại này rất ít khi báotrước sự xuất hiện của mình bằng tiếng gõ cửa đến nỗi bất cứ lúc nào ta cũng sợ phải nhìnthấy cánh cửa hé mở mà không có sự báo trước, nếu như cửa không khóa. Và thậm chí takhông biết phải làm gì sau khi nghe thấy tiếng gõ cửa, bởi lẽ vị khách ngay lúc đó đãbước vào phòng và xưng danh. Đó là bá tước Tolstoi. Ông mặc một chiếc áo khoác bằnglông cừu mầu vàng xỉn, bộ râu bạc như cước khẽ bay phất phơ. Đôi ủng dạ màu xám củanông dân dài đến đầu gối và cái mũ đan bằng len đã hoàn tất bộ y phục của ông. - Lúc này trời quá lạnh đối với cuộc du ngoạn của chúng ta và tôi sợ rằng tôi đếnhơi muộn - ông vừa nói vừa cởi áo choàng - Tôi được biết chính xác thời gian làm lễ vàchúng ta sẽ đến nhà thờ dự lễ Giáng sinh. Nhiệt độ ngoài trời là âm 15-20 độ, và tôi muốn từ chối. Nhưng tranh cãi với ngườiNga về thời tiết là vô ích, ngoài ra tôi được biết thêm rằng bá tước đã đi bộ suốt đoạnđường dài và có lẽ ông sợ chúng tôi bị lạnh cóng. Tuy không thật thành thực, nhưng tôi đãđồng ý một cách lịch thiệp và nói rằng đến vào trước buổi lễ Giáng sinh là thời gian thíchhợp hơn cả. Ông đề nghị rẽ vào một cửa hiệu bán loại sách phổ thông cho dân chúng với sốlượng in hàng triệu bản có giá từ một côpếch rưỡi đến năm côpếch. Ông có chút côngchuyện nhân việc xuất bản phổ cập những kiệt tác của mọi thời đại và của tất cả các nềnvăn học(8). Nhiệt độ trong phòng chúng tôi là hơn 18 độ dương. Đôi ủng dạ của bá tước vàchiếc áo len đan dài tay phủ ra ngoài bộ y phục thông thường của ông gồm một cái áo bờ-lu được bó chẽn bằng một giây thắt lưng và chiếc quần xanh, đã làm ông không thoải mái.Trong lúc chúng tôi mặc áo choàng lông thì ông đi tìm đồ giải khát trong phòng. Sự thayđổi duy nhất trong trang phục của mình mà tôi đã thực hiện nhân dịp này là đội chiếc mũtrùm đan thay cho chiếc mũ lông. Dù sao thì chúng tôi cũng trông giống như một tốp tamca(9) dị thường trong con mắt của những người chung quanh, bắt đầu từ một gã mugích vàgia nhân bình thường đang đứng sau góc phố nhìn chòng chọc vào chúng tôi với vẻ khôngmấy thân thiện. Tôi không tin ở tai mình: không một gã nào trong đám xà ích đông đảođứng trước khách sạn mở miệng chào mời chúng tôi lên xe. Thông thường thì cả một dànhợp xướng nghênh tiếp chúng tôi. Còn lần này thì hết thảy lặng lẽ đứng xếp thành mộtdãy và dửng dưng nhìn chúng tôi đi ngang qua. Tôi không nghĩ rằng một điều gì đó có thểlàm cho người xà ích Nga ngậm miệng được. Có lẽ họ không nhận ra bá tước chăng? Tôirất ngờ điều này. Tôi được nghe nói rằng ở Moskva tất cả dân chúng đều biết mặt ông vàbiết ông ăn mặc như thế nào, nhưng đối với những câu gặng hỏi của tôi thì đám xà ích baogiờ cũng lắc đầu quầy quậy bảo không biết. Duy chỉ trong một trường hợp, người xà íchnói thêm: “Đây là một ông chủ tốt bụng và là bạn thân của người bạn tôi”. - Bà đi bộ có giỏi không? - bá tước hỏi, tay huơ chiếc gậy thô có lẽ vừa mới chặttrong khu vườn của ông - Tôi bao giờ cũng đi bộ, không bao giờ đi xe bởi lẽ tôi thườngxuyên không có tiền. Tôi trả lời rằng tôi là một khách bộ hành siêu đẳng nếu tôi không bị vướng víu bởichiếc áo choàng lông và đôi giày cao su, rồi nói thêm: - Tôi hy vọng rằng ngài sẽ không bắt chúng tôi cuốc bộ suốt cả quãng đường đếnnhà thờ bởi vì sau đó chúng ta sẽ còn phải đứng suốt cả buổi lễ cơ mà. Bởi lẽ những conngười hà khắc đó vị tất sẽ mời chúng ta ngồi. - Rồi chúng ta sẽ đi xe ngựa - ông đáp. Song việc thường xuyên dùng ngựa là tàntích của thời dã man. Do chỗ chúng ta đang trở thành văn minh hơn nên sau khoảng mườinăm nữa thì người ta sẽ hoàn toàn không sử dụng đến ngựa. Tôi tin chắc rằng ở nước Mỹvăn minh, người ta đi xe không nhiều như chúng tôi ở Nga. Tôi đã được làm quen với những lý thuyết của bá tước Tolstoi, song thứ lý thuyếtnày đối với tôi là mới mẻ. Tôi đã nghĩ ra được mấy câu trả lời. Xe đạp bị tôi bác bỏ vì ởđây những cố gắng về thể lực dường như bị con ngựa sắt làm giảm giá trị. Tôi cũng khôngnói rằng chúng tôi bắt đầu nhìn nhận con ngựa như một phương tiện giao thông cổ hủ,chậm chạp v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3384 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 785 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 743 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 707 0 0 -
6 trang 607 0 0
-
2 trang 455 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 386 0 0 -
4 trang 356 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 297 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 238 0 0