Danh mục

Đạo đức nghề nghiệp - chìa khóa thành công trong giáo dục đại học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.84 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả trình bày về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên khối kinh tế nói riêng, trách nhiệm của sinh viên và nhiệm vụ của nhà trường trong việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức nghề nghiệp - chìa khóa thành công trong giáo dục đại học TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ThS. Hà Nhật Quang CN. Đoàn Thanh Hoà TÓM TẮT Đạo đức nghề nghiệp là một phần trong hệ thống đạo đức xã hội, được thực tiễn hoá trong hoạtđộng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp được thực hiện một cách tự giáctrong lao động. Cá nhân đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp là đánh mất ý thức về bảnthân mình, làm mất đi ý nghĩa làm người cũng như giá trị của lao động. Do đó, việc giáo dục đạo đứcnghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể, hướng con người vươn tớinhững giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. Trong bài báo này, tác giả trình bày về đạođức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên khối kinh tế nói riêng, trách nhiệmcủa sinh viên và nhiệm vụ của nhà trường trong việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.Từ khóa: Đạo đức, nghề nghiệp, lao động, giáo dục, hoạt động, trách nhiệm… SUMMARY Professional ethics are a part of the social ethics that is practiced in the professional practice ofevery individual. Professional morality is practiced voluntarily in labor. Individuals who lose their senseof professional ethics are losing their sense of self, losing the sense of being human as well as the valueof labor. Therefore, the education of professional ethics is to create the professional personality of eachperson, leading people to reach the values of good, in professional activities. In this article, we presentthe general professional ethics and professional ethics for economics students in particular, theresponsibilities of students and the schools mission in training and professional ethics education.Key words: Ethics, profession, labor, education, activities, responsibilities ...1. Đặt vấn đề Những tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạođức trong xã hội ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và trong tầng lớp sinh viên. Thực tế cũng chothấy công tác giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, học viên trongcác trường đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho sinh viên là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tạo ra sự định hướng, hạn chếđược những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những mặt tích cực, giúp sinh viên rèn luyện nhữngphẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghềnghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có đầy đủphẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ khoa học kỹ thuật nghề nghiệp, năng động, sáng tạophục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.2. Một số khái niệm về đạo đức nghề nghiệp2.1. Đạo đức nghề nghiệp Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suyvong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao độnglà hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao độngchính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề. Hay “Nghề là công việc chuyên, làm theo sự phâncông lao động xã hội”. Như vậy, theo định nghĩa này nghề gần như gắn bó cả cuộc đời hoặcphần lớn cuộc đời của người lao động vào nó. 4 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Mỗi người khi sinh ra đã được sắp đặt cho mình một nghề nào đó thì dù trong hoàn cảnhnào cũng nên hết lòng vì nghề và sống bằng nghề. Nghề không chỉ là phương tiện để sống màcòn là điều kiện mà qua đó, mỗi người có thể cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp xuất hiện từ rất sớm, trong quá trình hành nghề luật sư,người ta đã tìm kiếm những cách thức ứng xử đạo đức cho luật sư. Các luật sư ở Hy Lạp ngaytừ thế kỷ IV trước Công nguyên và trong thế kỷ I Kỷ nguyên La Mã đã bắt đầu đóng một vaitrò tích cực trong việc hình thành các tòa án có hệ thống và ứng xử phối hợp. Những kết quảtrong đạo đức nghề nghiệp do các luật sư ở La Mã tạo ra, biến mất cùng với sự sụp đổ của Đếchế La Mã và sự mở đầu của thời kỳ Trung cổ ở châu Âu. Ứng xử nghề nghiệp quay trở lạitrong thế kỷ XII ở các trường đại học châu Âu sau khi nhà chinh phục William đã xây dựng cáctòa án một cách có tổ chức ở Anh và cơ chế bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, giai cấp thống trị vẫnthống trị các tòa án Trung cổ và đạo đức nghề nghiệp vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết nhiều hơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: