Bài viết này, nhằm đánh giá tổng quan tình hình tiếp cận đào tạo kế toán quốc tế tại các cơ sở đào tạo, các trường đại học hiện nay. Phân tích các cơ hội, thách thức đặt ra và khuyến nghị về triển khai đào tạo chuẩn mực quốc tế về Báo cáo tài chính ở các trường đại học thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS) cơ hội và thách thức đối với các trường Đại học Việt Nam
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
ĐÀO TẠO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (IFRS)
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
# PGS. TS Mai Ngọc Anh
Khoa Kế toán – Học viện Tài chính
Bộ Tài chính đang xây dựng đề án áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế (CMQT) về Báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt Nam. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra
trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng đề án là công tác đào tạo (ĐT) chuyên NKT,
kiểm toán theo IFRS ở các trường đại học (ĐH). Bài viết này, nhằm đánh giá tổng quan
tình hình tiếp cận ĐT KTQT tại các cơ sở ĐT, các trường ĐH hiện nay. Phân tích các cơ
hội, thách thức đặt ra và khuyến nghị về triển khai ĐT CMQT về Báo cáo tài chính (
BCTC) ở các trường ĐH thời gian tới.
Từ khóa: ĐT KTQT, ĐT IFRS.
Tổng quan về tình hình ĐT KTQT ở các trường ĐH Việt Nam hiện nay
ĐT bậc ĐH đối với ngành kế toán (NKT) đã có lịch sử phát triển 60 năm ở Việt Nam.
Một số trường ĐH có truyền thống ĐT về kế toán, phải kể đến là Học viện Tài chính (Trường
ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội trước đây); ĐH Kinh tế Quốc dân. Những năm 2000 trở về
trước, NKT chủ yếu được ĐT ở một số trường ĐH khối kinh tế với lượng sinh viên tốt nghiệp
hàng năm khoảng 8.000 đến 10.000 sinh viên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số
lượng doanh nghiệp (DN) mới thành lập tăng nhanh khiến nhu cầu lao động về kế toán tăng
mạnh, dẫn đến việc các trường ĐH ngoài khối kinh tế cũng triển khai tổ chức ĐT NKT. Cho
đến nay, đã có khoảng 300 cơ sở ĐT ĐH có ĐT NKT ở bậc ĐH. Hàng năm, có từ 50.000 đến
60.000 sinh viên tốt nghiệp NKT ra trường, tham gia vào thị trường lao động.
* Định hướng ĐT ĐH NKT ở các trường ĐH
Mặc dù chưa có đánh giá, phân loại một cách chính thức, tuy nhiên, các trường ĐH có
ĐT NKT ở Việt Nam hiện nay được chia thành 2 khuynh hướng: ĐT cử nhân kế toán định
hướng hàn lâm/nghiên cứu (Học viện Tài chính; ĐH KTQD; ĐH Kinh tế TPHCM,...) và ĐT
cử nhân kế toán định hướng thực hành (các trường ĐH mới ĐT NKT: ĐH Công nghiệp Hà
Nội, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN, ĐH Quản lý KD và CN,...). Việc lựa chọn định hướng ĐT
chi phối mạnh đến nhận thức, chủ trương, xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức ĐT và đặc
biệt là chương trình ĐT NKT. Qua đó, chi phối mạnh đến việc ĐT KTQT ở các trường ĐH
thời gian qua.
* Nhận thức và thiết kế học phần KTQT trong chương trình ĐT
Nhận thức và quan điểm về ĐT kế toán dựa trên thông lệ kế toán quốc tế (KTQT)
(Theo chuẩn mực KTQT hoặc thông lệ kế toán một số nước phát triển) kể từ khi Việt Nam
đổi mới hệ thống kế toán theo hệ thống kế toán kinh tế thị trường (Từ đầu những năm 1990
đến nay) có thể được phân chia thành 2 giai đoạn:
241
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
- Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến đầu những năm 2000: Đây là giai đoạn mà
Việt Nam thực hiện cải cách căn bản hệ thống kế toán, chuyển sang thực hiện hệ thống kế
toán DN theo nền kinh tế thị trường. Các trường ĐH ĐT kế toán cũng đã tích cực đổi mới nội
dung, chương trình ĐT. Sau 3 – 4 năm, về cơ bản các vấn đề của kế toán trong điều kiện kinh
tế thị trường đã được truyền tải đầy đủ trong chương trình ĐT của các trường ĐH. Trong giai
đoạn này, một số trường ĐH lớn có truyền thống ĐT kế toán cũng đã ĐT KTQT (Kế toán Mỹ,
Kế toán Pháp) trong chương trình ĐT. Tuy nhiên, các môn học KTQT chỉ chiếm khoảng 5%
dung lượng ĐT nghiệp vụ kế toán. Các trường ĐH mới tổ chức ĐT NKT hầu như ít quan tâm
dến ĐT KTQT trong chương trình.
- Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay: Đây là giai đoạn Hệ thống Kế toán Việt Nam
thực hiện cải cách khá mạnh mẽ theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc ban hành
các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên nền tảng nghiên cứu, kế thừa và vận dụng
CMQT đặt ra yêu cầu nghiên cứu, học tập về chuẩn mực KTQT (IAS, IFRS). Ngoài ra, sự
xuất hiện của các tổ chức Hiệp Hội nghề nghiệp quốc tế về kế toán cũng đã thúc đẩy nhận
thức, tư duy hội nhập về kế toán và ĐT kế toán tại Việt Nam. Giới học thuật Việt Nam đã có
hơn một thập kỷ tìm hiểu/nghiên cứu về kế toán các nước phát triển và đặc biệt là hệ thống
chuẩn mực kế toán/CMQT về BCTC. Kết quả của quá trình này là nhận thức về yêu cầu ĐT
KTQT trở nên rõ nét hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT, ĐT nhân lực chất
lượng cao NKT cho các hãng kiểm toán, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng
định, hiện nay, chương trình ĐT của các trường ĐH Việt Nam đều có các môn học về KTQT
ở các mức độ khác nhau, tên gọi và dung lượng khác nhau (Tên môn học/học phần có thể là:
KTQT/chuẩn mực KTQT,... với dung lượng khoảng 2-3 tín chỉ, chiếm từ 5% đến 10% dung
lượng ĐT các môn học cơ sở ngành và chuyên NKT). Các trường ĐT theo định hướng nghiên
cứu có xu hướng quan tâm đầu tư/triển khai ĐT KTQT/chuẩn mực KTQT sớm hơn, mạnh mẽ
hơn các trường ĐT theo định hướng thực hành.
* Cách tiếp cận và công nghệ ĐT của các trường ĐH hiện nay
Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên, thực tế là
cách tiếp cận ĐT kế toán ở các trường ĐH Việt Nam vẫn thiên về ĐT “kĩ thuật” tuyệt đối hóa
các quy định của chế độ kế toán, đặc biệt là quá coi trọng việc ĐT các kĩ thuật hạch toán, ghi
sổ. Việc ĐT các nguyên tắc/chuẩn mực kế toán đã được một số trường tiếp cận song chưa
mang tính phổ biến. Theo đó, cách thức đánh giá kết quả trong các kì thi liên quan thường
thiên về kĩ thuật và kĩ năng học thuộc. Vì vậy, ngay cả khi đưa các môn học/học phần KTQT
vào giảng dạy, với công nghệ và cách tiếp cận ĐT như hiện nay cũng sẽ làm hạn chế nội
dung, hiểu biết và khả năng nghiên cứu của người học.
* Nguồn lực cho ĐT các môn học KTQT/Chuẩn mực KTQT
Nguồn nhân lực giảng viên ĐT các môn học KTQT đã được các trường ĐH xây ...