Danh mục

Đào tạo kế toán theo IFRS tại các trường đại học ở Việt Nam: Khó khăn và thách thức

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.73 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo kế toán theo IFRS tại các trường đại học ở Việt Nam: Khó khăn và thách thức" chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc đào tạo IFRS, tại các trường đại học ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp, nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đó để công tác đào tạo IFRS cho các sinh viên ngành kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo kế toán theo IFRS tại các trường đại học ở Việt Nam: Khó khăn và thách thức ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THEO IFRS TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ThS. Kiều Thị Tuấn1Tóm tắt IFRS là bộ Chuẩn mực do IASB ban hành, quy định về việc lập và trình bày cácbáo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp; được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ởnhiều quốc gia. Năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáotài chính quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệpcó nhu cầu, có đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS thì được xác định theo từng giaiđoạn phù hợp với lộ trình được Bộ Tài chính công bố. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho cáctrường đại học trong việc cung cấp nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán do nhu cầuvề nguồn lực thời kỳ mới có sự thay đổi; việc đào tạo các kế toán viên có trình độ chuyênmôn và hiểu biết về IFRS là yêu cầu tất yếu của các trường đại học hiện nay. Bài viết chỉra những khó khăn, thách thức trong việc đào tạo IFRS, tại các trường đại học ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp, nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đó đểcông tác đào tạo IFRS cho các sinh viên ngành kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.Từ khoá: IFRS, đào tạo, thách thức, khó khăn.1. Giới thiệu Ngày 16/3/2020 Bộ Tài chính đã ban hành quyết định phê duyệt “Đề án áp dụngchuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu, có đủkhả năng và nguồn lực áp dụng IFRS thì được xác định theo từng giai đoạn phù hợp vớilộ trình được Bộ tài chính công bố; các doanh nghiệp khác thuộc mọi lĩnh vực, thànhphần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS (trừ các doanh nghiệp vừa, nhỏ vàsiêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS hoặc VFRS không thuộc đối tượngáp dụng của Đề án). Đối với các DN áp dụng IFRS, lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2020 đến hết năm 2021 - Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025: áp dụng ở cấp độbáo cáo tài chính hợp nhất đối với một số doanh nghiệp cụ thể như công ty mẹ của tậpđoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn làcông ty mẹ chưa niêm yết; và công ty mẹ quy mô lớn khác - Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025: áp dụng ở cấp độ báo cáo tài chínhhợp nhất đối với các doanh nghiệp ở nhóm đối tượng áp dụng tự nguyện như trên1 Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học Viện Ngân Hàng, Email: tuankt@hvnh.edu.vn, Số điện thoại: 0986931140 493 Theo lộ trình trên, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tự nguyện áp dụng IFRS.Việc áp dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như nâng cao chất lượngBCTC, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đáng tin cậy, phản ánh đúng giá trị của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo; tăng tính minh bạch của thông tin tài chính, giúp cácnhà đầu tư, các đối tác và người sử dụng thông tin BCTC có hiểu biết tốt hơn về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn từnước ngoài… Chính vì thế, nhu cầu đào tạo IFRS tại các trường đại học trong thời giansắp tới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và trở thành một trong những nhiệm vụ cần đượcquan tâm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, trong lộ trình đó, các trường đại học tại ViệtNam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức để có thể xây dựng và pháttriển đội ngũ nhân lực cho quá trình đào tạo, khắc phục được các trở ngại phát sinh trongviệc tiếp cận IFRS cho sinh viên, cũng như chuẩn hóa trình độ người học phù hợp vớinhu cầu mới.2. Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và IFRS IFRS được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế với mục tiêu cungcấp khuôn khổ quốc tế chung về lập và trình bày BCTC; hiện nay IFRS bao gồm hơn 40chuẩn mực, trong đó có một số chuẩn mực mới được ban hành và áp dụng trong một vàinăm gần đây như IFRS 9 – Công cụ tài chính, IFRS 15 - Doanh thu từ các hợp đồngkhách hàng, IFRS 16 – Thuê tài sản. Trong khi đó, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS) được soạn thảo và ban hành trong giai đoạn từ 2001-2005; về cơ bản VAS đã đượcxây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc từ thông lệ quốc tế phùhợp với đặc điểm nền kinh tế và đã phản ánh được phần lớn các các giao dịch. Tuy nhiên,nội dung của nhiều VAS được lược bớt so với các IFRS tương ứng, số lượng VAS cũngchưa đầy đủ do đó VAS và chế độ kế toán hiện nay vẫn chưa thật sự hòa hợp hoàn toàn vớiIAS/IFRS để đạt được sự tiệm cận với môi trường kế toán quốc tế. Đồng thời, các chuẩnmực IAS/IFRS thường xuyên được cập nhật, sửa đổi, bổ sung càng gây ra sự khác biệt giữIFRS và VAS. Hiện nay đào tạo kế toán tại Việt Nam chủ yếu dựa trên các VAS và chế độkế toán, do vậy khi chuyển sang đào tạo theo IFRS sẽ có nhiều khác biệt trong xây dựng nộidung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và các điều kiện khác.3. Những khó khăn và thách thức của các trường đại học khi đào tạo theo IFRS Về nội dung chương trình đào tạo Trong những năm gần đây, các trường đào tạo ngành kế toán đều có những đổimới căn bản về nội dung chương trình giảng dạy các môn học kế toán, kiểm toán như:Về khung chương trình, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp thường được bố trí tối đa2/3 số đơn vị học trình hoặc tín chỉ, trong đó kiến thức ngành và chuyên ngành thường494chiếm khoảng 25%; việc xác định các môn học chuyên ngành do từng trường quy định;về nội dung môn học thường xuyên được đổi mới, bổ sung để hoàn thiện phù hợp với yêucầu quản lý kinh tế tài chính trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Tuynhiên, phần lớn nội dung trong chương trình đào tạo của các trường đại học dựa toàn bộtheo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các ...

Tài liệu được xem nhiều: