Danh mục

Đào tạo lĩnh vực đặc thù - những vấn đề cần đổi mới để hội nhập và phát triển

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch là loại hình đào tạo hết sức đặc biệt. Đây là loại hình đào tạo có vai trò xã hội về phương diện nghề nghiệp rất cao, mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch của mỗi quốc gia có thể được xem là tiêu chí quan trọng trong phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo lĩnh vực đặc thù - những vấn đề cần đổi mới để hội nhập và phát triển QUẢN LÝ - ĐÀO TẠOĐÀO TẠO LĨNH VỰC ĐẶC THÙ - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐỔI MỚI ĐỂ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TS. Lê Thanh Hà1 Tóm tắt: Đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch là loại hình đào tạohết sức đặc biệt. Đây là loại hình đào tạo có vai trò xã hội về phương diện nghề nghiệprất cao, mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch của mỗiquốc gia có thể được xem là tiêu chí quan trọng trong phát triển. Trong khi những tiếnbộ về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịchthời gian qua là rất đáng kể, thì việc đào tạo đối với lĩnh vực này lại còn nhiều vấn đềbất cập cả trong công tác quản lý và dạy học. Đã đến lúc cần phải đổi mới đến công tácđào tạo lĩnh vực này thỏa đáng hơn nữa trong tầm nhìn hội nhập và phát triển. Từ khóa: đào tạo, đặc thù, đổi mới, phát triển 1. Đặt vấn đề Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa sẽ làm bản sắcvăn hóa dân tộc bị bào mòn, đúng hơn là sự tổn thương không tránh khỏi của văn hóađịa phương trong dòng chảy chung của những giá trị có khuynh hướng tiến dần đến tínhphổ quát. Đến nay, thế giới vẫn còn bị phân cực bởi toàn cầu hóa, với một bên là xuhướng khuyến khích, rơi vào các nước công nghiệp phát triển với bên kia là xu hướngcự tuyệt, rơi vào những nước chậm phát triển. Câu chuyện toàn cầu hóa vẫn còn tiếp tụctranh cãi nhưng nó đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu thế chủ yếu của nhân loại trongthế kỷ XXI này. Vấn đề cần luận bàn là, liệu giáo dục đại học, thậm chí hẹp hơn là đàotạo các lĩnh vực đặc thù có bị tác động trong xu thế này hay không? Đây là điều cầnphải được nghiên cứu kỹ. Với bất kỳ quốc gia hay thời đại nào thì chất lượng thụ hưởngcác giá trị về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch là thước đo về sự tiến bộ trong kinhtế, chính trị và xã hội. Hay nói khác đi, mức độ phát triển văn hóa, nghệ thuật, thể thaovà du lịch của mỗi quốc gia là kết quả đa chiều, phản chiếu sự hiệu quả trong chínhsách, chiến lược phát triển, chất lượng giáo dục - đào tạo,… Nhiều quốc gia phát triểntrên thế giới thậm chí còn biết tận dụng văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch như là“sức mạnh mềm” để xác lập vị thế trên trường thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,Hàn Quốc và những quốc gia phương Tây là những ví dụ tiêu biểu nhất. Tạm không bàn1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 13 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠOđến các chính sách phát triển quốc gia ở tầm vĩ mô, chúng ta hãy nhìn nhận một cáchtích cực khi cho rằng, việc đổi mới công tác đào tạo lĩnh vực đặc thù hiện nay là thực sựcần thiết, để thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung cũng như gópphần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi những tiến bộ về chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa,nghệ thuật, thể thao và du lịch thời gian qua là rất đáng kể, thì đào tạo đối với lĩnh vựcnày lại còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cả trong công tác quản lý và dạy học. Thực tiễnnguy cơ suy thoái, đe dọa sự tồn tại các loại hình trường văn hóa - nghệ thuật trongnước, đặc biệt là các trường trung cấp, cao đẳng văn hóa - nghệ thuật địa phương đangtrở nên hiện hữu cũng như sự loay hoay của các trường đào tạo thể thao, du lịch trướcthách thức về cạnh tranh, thu hút người học vẫn là bài toán đau đầu cho các nhà quản lýgiáo dục. Đây là một thực tế đáng lo ngại, giải quyết bài toán phát triển đối với các cơsở giáo dục lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch hiện nay là không hề dễdàng, đã đến lúc cần có những giải pháp thiết thực và đồng bộ. 2. Đào tạo đặc thù - từ nhận thức đến thực tiễn Đào tạo lĩnh vực đặc thù là khái niệm dùng để chỉ những đối tượng đào tạokhông thông thường, có tính chất chuyên biệt cao về cả kiến thức, kỹ thuật và kỹ năngso với các loại hình đào tạo khác. Công tác đào tạo thiên về quá trình thực hành cả trongviệc giảng dạy và học tập. Có nhiều lĩnh vực đào tạo đặc thù trong thực tế như: công tácđối với các nhóm yếu thế trong xã hội, giáo dục đặc biệt, y học, kỹ thuật, quốc phòng,an ninh,… Tuy nhiên, khái niệm đào tạo đặc thù đặt trong bài viết này là các lĩnh vựcvăn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch, thuộc khía cạnh khoa học xã hội nhân văn, vừacó chức năng xã hội về phương diện nghề nghiệp lại vừa có chức năng tâm sinh lý đặcthù, trong một số trường hợp như các ngành nghệ thuật và thể thao cần đến năng khiếu,hay thường gọi là tố chất và tài năng. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 53 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, ngo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: