Danh mục

Đào tạo ngành quan hệ quốc tế cho hội nhập: Thực trạng và giải pháp ở HUFLIT - Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn của hội nhập với các nước trên thế giới để nâng cao nền kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, xã hội và trình độ của công dân. Bài nghiên cứu nhằm nhận định thực trạng hiện nay trong giáo dục và đào tạo đặc biệt ở phân Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo ngành quan hệ quốc tế cho hội nhập: Thực trạng và giải pháp ở HUFLIT - Việt Nam HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0071 ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ CHO HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở HUFLIT - VIỆT NAM Lý Thị Ngọc Thoa Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM thoa.ltn@huflit.edu.vnTÓM TẮT: Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn của hội nhập với các nước trên thế giới để nâng cao nền kinhtế, giáo dục, văn hóa, khoa học, xã hội và trình độ của công dân. Bài nghiên cứu nhằm nhận định thực trạng hiện nay trong giáo dụcvà đào tạo đặc biệt ở phân Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Qua phân tíchmột số tư liệu về hội nhập của các đơn vị ngoài xã hội và một bài thăm dò ý kiến của sinh viên năm đầu và năm cuối tác giả khảo sátđược phần nào những điểm mạnh và những thiếu sót cần được chuẩn bị và chỉnh sữa từ khâu tuyển sinh, chương trình đào tạo đếntrình độ chuyên môn của giảng viên, giáo trình tài liệu với hy vọng sẽ là những góp ý có ich cho công tác đào tạo nguồn nhân lựcsẵn sàng cho xã hội bước vào thời kỳ hội nhập một cách hiệu quả nhất.Từ khóa: Hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, FTA, AEC. I. HỘI NHẬP: NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆT NAMA. Yêu cầu chungChủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI đánh dấu giai đoạn mới của hội nhập quốc tế nước ta nhằm phục vụ phát triểnvà nâng cao vị thế đất nước, triển khai đường lối đối ngoại. Xuất phát từ xu thế khách quan và nhằm đáp ứng nhu cầumới của đất nước, hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với các cơ quan, hiệphội, địa phương và doanh nghiệp nước ta. Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn tính tất yếu của hội nhập,liên kết quốc tế, nội dung hội nhập trong thời kỳ mới, cũng như thời cơ và thách thức. Từ đó, xác định các giải pháp đểtham gia, đóng góp đối với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.1. Đặc điểm của hội nhập quốc tế nước ta trong giai đoạn mớiXu hướng hội nhập, liên kết kinh tế đa tầng nấc, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA), gia tăng mạnh. Nổibật là các hiệp định FTA thế hệ mới phát triển nhanh hơn, ngày càng sâu rộng, gắn kết với phát triển bền vững và ứngphó với các thách thức toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò đầu tàu trong tăng trưởng và liên kết toàncầu. Hàng loạt các đàm phán FTA thế hệ mới tạo ra những bước ngoặt trong liên kết kinh tế ở hầu khắp các khu vực,tiêu biểu là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán 10/2015, Hiệp định đối tác thương mại– đầu tư xuyên Đại Tây Dương Hoa Kỳ – EU (TTIP), Khuôn khổ đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) đều dự kiếnkết thúc vào năm 2016. Hình 1. Đoàn Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự HNCC ASEM 10, Milan, Ý, ngày 16 – 17/10/2014122 ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ CHO HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở HUFLIT-VNKhác với các giai đoạn trước, hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay đòi hỏi đổi mới tư duy, chuyển từ “mở rộng quan hệ,gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế” sang “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chếhợp tác”. Với tầm và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta không đơn thuần là “hộinhập” mà ở tầm “liên kết”. Cần tăng cường cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và đa phương. Đây là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầuhóa phát triển mạnh mẽ, các nội hàm liên kết trở nên sâu rộng hơn, với nhiều đối tác hơn, mang tính liên ngành, đa lĩnhvực, đa tầng nấc, ở mọi cấp độ tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Phát triển bền vững, sáng tạo và ứng phó với các thách thức toàn cầu là nội hàm quan trọng của hội nhập quốc tế.Điều này là phù hợp với xu thế chuyển đổi sang mô hình bền vững và sáng tạo, tăng trưởng xanh, từ tư duy kinh tế, tưduy phát triển, cách tiếp cận đến cách thức quản trị kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh trên mọi tầng nấc. Tận dụng cơ hội, tiềm năng của liên kết quốc tế về công nghệ, quản lý, nguồn lực và tham gia vào tầng nấc cao hơntrong chuỗi giá trị toàn cầu, cần có sự đột phá trong cải cách, đổi mới trong nước, nhất là về thể chế, khuôn khổ pháplý, năng lực thực thi hội nhập quốc tế, trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Cùng với đó là việc hìnhthành các chính sách tham gia hội nhập, liên kết quốc tế trong từng lĩnh vực và thiết lập các cơ chế chỉ đạo, phối hợpphù hợp với tình hình mới.2. Thời cơ và thách thức của hội nhập quốc tế giai đoạn mớia) Thời cơ và thuận lợi Với triển vọng hoàn tất đàm phán và triển khai Hiệp định FTA trong giai đoạn đến năm 2020, lần đầu tiên nước tas ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: