Danh mục

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho ngành tài chính trong thời kỳ mới

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 449.41 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho ngành tài chính trong thời kỳ mới bao gồm những yêu cầu kiến thức công nghệ xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật và ứng dụng vào lĩnh vực tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho ngành tài chính trong thời kỳ mới HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.00111 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO NGÀNH TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ MỚI Đỗ Phúc Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phucdo@uit.edu.vnTÓM TẮT: Bài báo trình bày nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho ngành tài chính trong thời kỳ mới bao gồm những yêucầu kiến thức công nghệ xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật và ứng dụng vào lĩnh vực tài chính. Bài báo trình bày kháiquát về điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, học máy và blockchain cùng các ứng dụng trongngành tài chính… Bài báo giới thiệu một số môn học mới nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng áp dụng công nghệ mới vào nghề tàichính cho sinh viên ngành CNTT. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho ngành Công nghệ Tài chính (FinTech) với sự kếthợp giữa CNTT và tài chính, góp phần biến đổi quan trọng cho hoạt động tài chính vốn là đòn bẩy để phát triển kinh tế đất nước.Từ khóa: Blockchain, FinTech, hệ chuyên gia, học máy, trí tuệ nhân tạo. I. GIỚI THIỆUNăm 2019 là một năm bứt phá của Fintech Việt Nam. Trong năm 2019 đã có hơn 150 công ty Fintech hoạt động đầyđủ trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính: trung gian thanh toán (chiếm khoảng 60,5 %); gọi vốn cộng đồng (10,5 %);Bitcoin/Blockchain: (7,89 %); POS/mPOS management (5,26 %) [1].UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ về chủ trương xây dựng trung tâm tài chính của ViệtNam đặt tại Thành phố và phát triển thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Do vậy nhu cầu ứng dụng CNTTtrong ngành tài chính rất lớn.Trong những năm qua, với sự ra đời về Fintech, trong đó có sự kết hợp giữa Finance (tiền tệ, tài chính) và Technology(công nghệ) nhằm phát triển và sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động, dịch vụ tài chính [2]. Fintech sẽ tácđộng mạnh mẽ đến ngành Tài chính, kinh doanh ở các điểm: Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống: ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, tablet banking, các kênh bán hàng qua mạng Internet; Tổ chức tài chính, ngân hàng “không giấy” và làm việc qua các hệ thống phần mềm; Phát triển các ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo để thu thập và phân tích dữ liệu tài chính và phi tài chính, công nghệ Robot tư vấn và Chat bot; Dịch vụ tiền ảo Bitcoin ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng: Công nghệ được dự đoán sẽ thay thế cho một lượng lớn nhân viên trong các tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán và ngân hàng,... Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (giỏi cả về CNTT lẫn nghiệp vụ tài chính) ngày càng được xem trọng.Nhiều trường đại học đã đào tạo nguồn nhân lực FinTech: Tháng 9, 2018, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đãchính thức tổ chức Lễ ra mắt Chương trình Cử nhân Quốc tế mới ngành FinTech.Nhiều sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp đã chuyển sang học sau đại học ngành tài chính, kế toán và làm việc tronglĩnh vực FinTech.Bài báo này nhằm trình bày nhu cầu đào tạo và kiến thức cho sinh viên ngành CNTT. Bài báo có cấu trúc 1) Giới thiệu;2) Các công nghệ nền tảng trong thời kỳ mới và ứng dụng vào Tài Chính; 3) Đào tạo liên ngành CNTT và tài chính;4) Kết luận. II. CÁC CÔNG NGHỆ NỀN TẢNG TRONG THỜI KỲ MỚI VÀ ỨNG DỤNG VÀO TÀI CHÍNHA. Dữ liệu lớn“Dữ liệu lớn (Big Data) là các tài sản thông tin có khối lượng lớn, đa dạng, tốc độ cao yêu cầu các hình thức xử lý mớinhằm nâng cao tiến trình ra quyết định, khám phá thấu đáo và tối ưu hóa quy trình” [3]. Từ dữ liệu lớn, chúng ta có thểphân tích và rút ra các tri thức, các quy luật hỗ trợ tiến trình ra quyết định trong quản lý, sản xuất và kinh doanh. Cónhiều định nghĩa về Dữ liệu lớn. Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group đã mô tả dữ liệulớn bằng ba chiều “3V”, sau đó là “5V”: tăng về số lượng lưu trữ (volume), tăng về tốc độ xử lý (velocity) và tăng vềchủng loại (variety), độ chính xác (veracity), giá trị của thông tin (value) [4]. Hiện nay, hàng ngày chúng ta có thể thuĐỗ Phúc 393thập khối lượng dữ liệu lớn từ các nguồn: Web data, E-commerce, mua bán, ngân hàng/thẻ tín dụng, các giao dịch,mạng xã hội, mạng điện thoại di động.Công tác tài chính cũng như kế toán, kiểm toán hiện đang phải đối mặt với thách thức về lượng lớn dữ liệu có cấu trúc(ví dụ: sổ cái chung hoặc dữ liệu giao dịch) và dữ liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: