Danh mục

Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế chất lượng cao

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.86 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, tiến tới tự chủ đại học ở các cơ sở giáo dục, chúng ta cần thiết phải tổng kết, đánh giá đúng thực trạng, thảo luận và trao đổi để đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực y tế phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và văn hoá xã hội Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế chất lượng cao KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ CHẤT LƯỢNG CAO GS. BS. Tạ Thành Văn*, PGS. BS. Kim Bảo Giang** Tóm tắt Nghề y là một nghề đặc biệt, nghề quản lý sức khoẻ - vốn quý nhất của con người. Để đảm nhận được nhiệm vụ cao quý đó, nhân lực ngành y tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, nguồn nhân lực y tế phải đáp ứng được đầy đủ các năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức cũng như kế thừa và phát triển được tinh hoa của nền y học Việt Nam. Hệ thống đào tạo nhân lực y tế nước ta đã có nhiều phát triển vượt bậc trong khoảng 10 năm qua. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế. Nhiều hình thức đào tạo, mô hình, đề án đào tạo được triển khai thí điểm và đã đem lại hiệu quả cũng như bài học kinh nghiệm quý giá. Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, tiến tới tự chủ đại học ở các cơ sở giáo dục, chúng ta cần thiết phải tổng kết, đánh giá đúng thực trạng, thảo luận và trao đổi để đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực y tế phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và văn hoá xã hội Việt Nam. Từ khóa: Nhân lực y tế; đào tạo; cơ sở giáo dục 1. Đặt vấn đề Nhân lực ngành y tế (bao gồm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, dược sĩ, kĩ thuật viên...) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững liên quan đến sức khoẻ. Đội ngũ nhân lực y tế đa chuyên ngành, có chuyên môn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu y tế đang thay đổi tại Việt Nam, đặc biệt là sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm và già hoá dân số. Về hệ thống đào tạo nhân lực y tế, nước ta đang có ba loại trường đào tạo nhân lực y tế là trung cấp, cao đẳng và đại học. Ngoài ra, các viện nghiên cứu có thể đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ. Đến năm 2018, cả nước có 36 trường đại học, 41 trường cao * Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội; Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực ** Trường Đại học Y Hà Nội 81 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đẳng và 80 trường trung cấp đào tạo nhân lực y tế. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp này có thể là trường đơn ngành (chỉ đào tạo tạo các văn bằng về y tế) hoặc đa ngành (đào tạo nhân lực nhiều ngành khác nhau). Tại Việt Nam, số lượng các cơ sở đào tạo y tế và sinh viên y khoa tốt nghiệp đã tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Số lượng trường đại học có đào tạo bác sĩ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1997, từ 9 trường lên đến tổng số hiện tại là 17 trường. Số lượng bác sĩ mới tốt nghiệp hàng năm đã tăng gần gấp ba lần sau một thập kỷ, từ 3265 vào năm 2006 lên đến 9118 vào năm 2017. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ so với số dân cũng tăng đáng kể: năm 2011 là 7,3 bác sĩ và 1,92 dược sĩ/1 vạn dân thì đến năm 2015 là 8,0 bác sĩ và 2,41 dược sĩ/1 vạn dân. Đây mới là con số thống kê trong khu vực y tế công lập. Nếu tính cả số bác sĩ đang công tác trong các cơ sở y tế tư nhân thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Trong hơn 2 thập kỉ qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trong giáo dục y học Việt Nam và đã tạo ra sự phát triển đáng kể cho toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các dự án nâng cao năng lực giảng dạy, các cơ sở đào tạo đã tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy mới trong đào tạo y khoa, bước đầu xây dựng chuẩn kiến thức, thái độ, kỹ năng đối với bác sĩ đa khoa, nâng cao năng lực đánh giá sinh viên và đổi mới chương trình đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống đào tạo nhân lực thuộc khối khoa học sức khoẻ trong cả nước. Có thể liệt kê ở đây một số tồn tại chính như: - Thiếu quy hoạch chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về quy mô và số cơ sở đào tạo cùng với số lượng nhân lực cần đào tạo theo từng chuyên ngành, cấp bậc, khu vực; - Chưa có quy định, đánh giá (thi quốc gia) về năng lực cần phải đạt được trước khi hành nghề độc lập. Chuẩn năng lực nghề nghiệp của các chuyên ngành, trình độ chưa được xây dựng đầy đủ, chưa cập nhật làm cho các cơ sở đào tạo chưa có đủ căn cứ định hướng xây dựng chuẩn đầu ra; - Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa tương đồng; năng lực giảng viên và nhân viên của nhiều cơ sở đào tạo còn hạn chế, ch ...

Tài liệu được xem nhiều: