Thông tin tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo mới đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng ở các trường đại học Việt nam. Tuy nhiên, việc đào tạo theo học chế tín chỉ đã được áp dụng từ khá lâu ở các trường đại học của Hoa kỳ, châu Âu. Trong những giai đoạn khác nhau, người ta có quan niệm khác nhau về hệ thống tín chỉ, song nói chung khi nói về hệ thống tín chỉ, người ta thường nhắc đến các đặc trưng của nói như việc tích luỹ kết quả học tập, tính mềm dẻo của quá trình đào tạo, tính hiệu quả về chi phí và khả năng thích ứng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ: Những thách thức và điều kiện ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN Th.S Đinh Tuấn Dũng GĐ Trung tâm khảo thí và KĐCLGD Trường ĐH Kinh tế quốc dân1. Quan niệm về đào tạo theo học chế tín chỉ Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo mới đang đượcnghiên cứu và triển khai áp dụng ở các trường đại học Việt nam. Tuy nhiên,việc đào tạo theo học chế tín chỉ đã được áp dụng từ khá lâu ở các trường đạihọc của Hoa kỳ, châu Âu. Trong những giai đoạn khác nhau, người ta có quanniệm khác nhau về hệ thống tín chỉ, song nói chung khi nói về hệ thống tín chỉ,người ta thường nhắc đến các đặc trưng của nói như việc tích luỹ kết quả họctập, tính mềm dẻo của quá trình đào tạo, tính hiệu quả về chi phí và khả năngthích ứng cao v.v. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, kểcả lĩnh vực giáo dục và đào tạo tôi xin bổ sung thêm một đặc trưng của hệthống tín chỉ là sự cạnh tranh và đào thải ngay trong quá trình đào tạo. Sựcạnh tranh diễn ra không chỉ đối với người học mà còn cả đối với người dạy vàngười phục vụ. Sự cạnh tranh này có cả ưu điểm có cả khá nhiều thách thức màcác trường đại học phải vượt qua. Về ưu điểm, khá nhiều nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trên thế giớiđã chỉ ra rằng học chế tín chỉ định hướng cho nhà trường cung cấp dịch vụ tốtnhất cho người học, làm cho người học linh hoạt hơn, có khả năng thích nghicao hơn đối với thị trường lao động luôn biến đổi v.v. Điều đó có nghĩa là đàotạo theo học chế tín chỉ sẽ từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên,để đạt được điều trên không phải cứ áp dụng tín chỉ là có. Có nghĩa là, để pháthuy được ưu điểm của học chế tín chỉ, nhà trường phải vượt qua những tháchthức nhất định. Ngược lại, nếu không vượt qua thách thức để vươn lên, hậu quảcó thể khó lường hết được. Với cách thức tiếp cận như trên, trong bài viết này, xin đề cấp một sốthách thức có thể sẽ gặp phải và một số điều kiện cơ bản cần thiết khi nhàtrường triển khai học chế tín chỉ.2. Đối với các nhà quản lý. Khi nhà trường chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đàotạo theo học chế tín chỉ có nghĩa nhà trường đã chấp nhận cung cấp cho ngườihọc dịch vụ đào tạo theo phương thức mới, trong đó lấy cá nhân sinh viên làmđối tượng phục vụ cụ. Thách thức đầu tiên và lớn nhất chính là thách thức đốivới các nhà quản lý, những người phải thay đổi từ tư duy đến phong cách phụcvụ. Những thách thức này có thể bao gồm từ các khâu chuẩn bị đến điều hànhcả bộ máy theo phong cách mới. Thứ nhất là lộ trình đào tạo. Nếu như theo niên chế, kế hoạch học tậpcủa khoá học được thiết kế chung cho một tập thể (có thể một lớp hoặc một 19chuyên ngành) thì theo học chế tín chỉ sẽ thiết kế riêng phù hợp với lựa chọncủa từng cá nhân sinh viên. Điều đó có nghĩa là nhà trường phải có lộ trình cụthể để người học lựa chọn. Người học có thể lựa chọn con đường đi phù hợpvới điều kiện riêng của mình. Con đường đó có thể tương ứng với phương thứchọc niên chế (cùng khoảng thời gian như học niên chế) hoặc có thể rút ngắnhoặc có thể kéo dài thời hơn tuỳ theo điều kiện riêng của mình. Lộ trình đóchính là kế hoạch học tập toàn khoá học. Kế hoạch này phải thể hiện đầy đủ vềmục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, thời gian thực hiện với nhiều phương thứclinh hoạt. Kế hoạch đào tạo này phải cung cấp đầy đủ cho người học và côngkhai trên mạng để người học tiện tra cứu. Kinh nghiệm của một số trường đạihọc đã áp dụng thành công học chế tín chỉ là đã công khai toàn bộ kế hoạch họctập khoá học và cung cấp cho sinh viên ngay từ khi nhập trường. Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung đào tạo. Nộidung đào tạo được thể hiện qua phần mô tả môn học, đề cương chi tiết, tài liệutham khảo v.v. Những nội dung này phải được đưa lên mạng để người họcthuận tiện tra cứu. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, để thực hiện tốt việcđào tạo theo học chế tín chỉ, giảng viên cần đưa bài giảng lên mạng để ngườihọc nghiên cứu trước khi đến lớp. Đây là một thách thức lớn đối với các trườngđại học hiện nay vì hiện tại nguồn tài liệu này còn rất ít. Số môn học có bàigiảng điện tử đưa lên mạng còn khá khiêm tốn. Vì vậy, việc đầu tư để đưa đủsố môn học có bài giảng lên mạng quả là một khó khăn không nhỏ đối với cácnhà quản lý. Những khó khăn có thể bao gồm về kinh phí biên soạn, tư tưởngcủa người biên soạn và quản lý trong quá trình sử dụng. Có ý kiến cho rằng nếuđưa bài giảng lên mạng thì người biên soạn sẽ bị “mất bản quyền” vì sợ ngườikhác sử dụng miễn phí. Việc lo mất bản quyền có lẽ không đáng lo bằng việcbài giảng đó sẽ được cả xã hội đánh giá. Chất lượng bài giảng sẽ là thước đo vàmức độ đáp ứng yêu cầu của người học.3. Đối với giảng viên. Giảng viên là những người thường xuyên tiếp xúc với người học vàthông qua giảng viên, ngư ...