Danh mục

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quản trị nguồn nhân lực

Số trang: 26      Loại file: docx      Dung lượng: 153.65 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng và nhận thức rõ hơn rằng Đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của dân tộc. Sự thành công vượt trội của Nhật bản, Hàn quốc, Xingapo… là minh chứng hùng hồn cho thắng lợi của họ khi đầu tư vào giáo dục. Có thể nói rằng, sự cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia hay giữa các doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về chất lượng của nguồn nhân lực. Mà chất lượng của nguồn nhân lực liên hệ chặt chẽ với quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quản trị nguồn nhân lực ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG  QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng và nhận thức rõ hơn rằng Đào tạo và giáo dục là  những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của dân tộc. Sự thành công vượt  trội của Nhật bản, Hàn quốc, Xingapo… là minh chứng hùng hồn cho thắng lợi của họ khi   đầu tư vào giáo dục. Có thể nói rằng, sự cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia hay giữa các   doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về chất lượng của nguồn nhân lực. Mà chất lượng của  nguồn nhân lực liên hệ chặt chẽ với quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển. Khái niệm, mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển Khái niệm “Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể”. Hiểu theo cách khác: “Đào tạo là những cố  gắng của tổ  chức được đưa ra nhằm thay đổi   hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc”. “Phát triển là quá trình chuẩn bị  và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ  chức trong   tương lai”. Hiểu cách khác: “Phát triển là bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp  với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển”. Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển Đào tạo Phát triển Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc của tương lai Phạm vi Cá nhân Cá nhân, nhóm và tổ chức Mục tiêu Khắc phục các vấn đề hiện tại Chuẩn bị cho sự thay đổi Sự tham gia Bắt buộc Tự nguyện Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển còn thể hiện như sau: Đào tạo Phát triển ­ Một nỗ  lực của tổ  chức  để  thúc đẩy  việc   học   tập   về   những   kiến   thức,   kỹ  năng,   thái   độ   và   hành   vi   liên   quan   đến ­   Liên   quan   tới   việc   dạy   cho   người   lao   động  công việc. những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc  hiện tại và tương lai ­ Giúp tổ  chức hoạt động với hiệu suất   cao hơn. ­   Giúp   cho   nhà   quản   lý   hiểu   biết   tốt   hơn,   giải   quyết các vấn đề  và ra quyết định tốt hơn, động   ­ Nhằm nâng cao năng suất của người lao  viên người lao động để thu được những lợi ích từ  động các cơ hội. ­   Được   sử   dụng   để   làm   phù   hợp   với  những thay đổi trong tổ chức. Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy   tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên   và yêu cầu của công việc. Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân viên để biến họ  thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức. Phát triển không chỉ gồm đào tạo mà   còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa. Mục đích của Đào tạo Đào tạo tự  nó không phải là một mục đích, nó chỉ  có thể  là một phương tiện phục vụ  một   mục đích: Xóa bỏ sự rối loạn chức năng do năng lực của nhân viên không phù hợp với nhiệm vụ  được giao. Giúp và / hoặc tạo điều kiện dễ  dàng cho việc đạt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn   của tổ chức. Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và phát triển   nhân viên. Tuy đào tạo chỉ là một thành tố  của quá trình phát triển bao gồm tất cả  những kinh nghiệm   hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao động của các nhân viên. Nhưng   đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt được các mục đích đó luôn là mong   muốn của các doanh nghiệp. Các mục đích của Đào tạo: Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng suất).  Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên. Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên đưa   vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ  thuật về  công nghệ  mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên thích nghi sâu sắc  với một công nghệ mới. Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức. Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Tránh tình trạng quản lý lỗi thời.Đào tạo còn có thể  giúp tổ  chức thấy trước những   thay đổi. Giải quyết các vấn đề về tổ chức (giải quyết các xung đột). Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghịêp. Định hướng công việc mới cho nhân viên Chuẩn bị  đội ngũ cán bộquản lý chuyên môn kế  cận (giúp cho nhân viên có cơ  hội  thăng tiến). Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể  đóng tốt vai trò của nó trong một chính   sách quản trị và phát triển chung về nguồn nhân lực. Chính sách này phải hội nhập một cách   hài hòa nhất có thể  được các yếu tố  kế  hoạch hóa tổng số  nhân viên, tiền lương, đánh giá  hiệu quả, kế hoạch nghề nghiệp và phát triển. Thực tế, nếu chúng ta không phân biệt trước các yêu cầu cho sự vận hành của doanh nghiệp   ta có thể đào tạo những người ở các chức danh mà sau này sẽ biến mất. Vai trò và sự cần thiết của Đào tạo và Phát triển Vai trò Đào tạo và Phát triển nhân sự  là một trong những biện pháp tích cực tăng khả  năng  thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. Đào tạo và Phát triển cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự  chất lượng cao  góp phần nâng cao khả  năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là một vũ khí chiến lược  của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: