Tài liệu tham khảo về đáp án chi tiết đề thi tuyển sinh ĐH- CĐ môn Hóa khối B năm 2008 - Mã đề 195 đã được tổng hợp rất chi tiết và rõ ràng, dễ hiểu. Tài liệu rất hay và bổ ích dành cho học sinh hệ trung học phổ thông tham khảo ôn tập và củng cố kiến thức. Hy vọng tài liệu này se giúp các bạn thí sinh trang bị kiến thức đầy đủ để tự tin bước vào kỳ thi đầy thành công và thắng lợi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ KHỐI B NĂM 2008 – MÃ ĐỀ 195Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ KHỐI B NĂM 2008 – MÃ ĐỀ 195 Mặc dù bận đi công tác nhưng tôi vẫn chú ý theo dõi hoạt động của các forum trong đợt thi thứ2 và thật đáng mừng là ngay sau khi các buổi thi diễn ra, rất nhiều thầy cô giáo đã nhiệt tình giải chitiết và trọn vẹn đề thi tuyển sinh ĐH môn Hóa năm nay cho khối B, trong đó có những bài viết kháhay như đáp án chi tiết của tác giả Lê Phạm Thành. Tuy có hơi muộn, nhưng tôi cũng xin đóng gópmột số ý kiến riêng của mình cho đề thi năm nay vì tôi tin rằng những ai thực sự quan tâm đều có thểtìm thấy trong bài viết này những điều đáng để học hỏi. * Trong bài viết có sử dụng tư liệu được cung cấp bởi tác giả Lê Phạm Thành!PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (44 câu, từ câu 1 đến câu 44)Câu 1 : Cho biết các phản ứng xảy ra như sau : 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 ; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2Phát biểu đúng là A. tính khử của Cl − mạnh hơn của Br − . B. tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn của Cl2. C. tính khử của Br − mạnh hơn của Fe2+. D. tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. Đáp án D. Đối với câu hỏi loại này, ta có thể làm bằng phương pháp loại trừ nhưng chỉ nên áp dụng nếutrong bài chỉ có 1 cặp oxh – kh hoặc câu hỏi có tính tuần tự, còn trong bài tập này, câu hỏi có tínhchất liên hệ - bắc cầu thì ta nên làm theo kiểu liệt kê. Phương trình 1 → Fe3+ < Br2, phương trình 2 → Br2 < Cl2 → Fe3+ < Br2 < Cl2 (chỉ xét riêng tính oxh, còn tính kh sẽ theo chiều ngược lại giống như dãy điện hóa) Câu này không khó nhưng có tính logic, khá hay. Làm trong 5-10sCâu 2 : Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F. Đáp án C. Câu này có thể loại trừ đáp án, do đa số các em đều biết F là phi kim mạnh nhất, nên đáp án Avà B dễ dàng bị loại. Giữa C và D cũng không khó để chọn được đáp án đúng. Nhìn chung, đây là một câu hỏi dễ, chỉ cần 5s.Câu 3 : Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép. B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgiaSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép. D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. Đáp án A. Chú ý, tránh nhầm lẫn với nguyên tắc sản xuất gang! Đây là một câu hỏi thuần túy lý thuyết, nhưng lại rơi vào một nội dung mà rất ít em quan tâm,nên chắc cũng gây không ít khó khăn. Câu này làm trong 10sCâu 4 : Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư),sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là A. H2N-CH2-COOH, H2H-CH2-CH2-COOH. B. H3N+-CH2- COOHCl − , H3N+-CH2-CH2- COOHCl − . C. H3N+-CH2- COOHCl − , H3N+-CH(CH3)- COOHCl − . D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH. Đáp án C. Ở đây, cách viết –HCl - có thể gây một chút “lạ” cho thí sinh, nhưng tôi nghĩ là cũng không làmkhó được các em, vì nó tương tự với cách viết muối nội của amino acid +H3N-R-COO-, hơn nữa, nếucó kinh nghiệm thì cũng chỉ cần thấy rằng ở đây có 2 nhóm: có tạo muối và không tạo muối, ta khôngcần quan tâm đề bài viết theo cách nào. Nếu làm một cách bài bản thì chỉ cần xét vị trí cắt của liên kết peptid (chú ý là liên kết amide vàliên kết ester có điểm chung rất dễ nhớ ^^) Tuy nhiên, bài này có thể làm bằng cách suy luận rất thông minh như sau: sản phẩm tạo thànhphải có nhánh –CH(CH3)- do đó loại ngay 2 đáp án A và B. Chú ý dữ kiện HCl(dư) là ta sẽ có đượcđáp án đúng. Với cách suy luận như vậy thì bài này có thể làm trong 5-10s. Ở đây, đáp án gây nhiễu A và B có phần hơi “thô” khi không đưa nhánh vào!Câu 5 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau : 0 0 + Br2 (1:1mol),Fe,t + NaOH (dö ),t ,p + HCl(dö ) Toluen ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Y ⎯⎯⎯⎯ Z → → →Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ, Z có thành phần chính gồm A. m-metylphenol và o-metylphenol. B. benzyl bromua và o-bromtoluen. C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-metylphenol và p-metylphenol. Đáp án D. X : o-bromtoluen và p-bromtoluen ; Y : o-NaO-C6H4-CH3 và p-NaO-C6H4-CH3 → Z : o-metylphenol và p-metylphenol.vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgiaSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu hỏi này cũng có thể gọi là hay, đề cập đến quy tắc thế trên nhân benzen, nhưng cái mà cácem dễ lúng túng hơn có lẽ là ở cách gọi tên. Bài này làm trong 10sCâu 6 : Một mẫu nước cứng chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3 , Cl − , SO 2− . Chất được dùng để làm − 4mềm mẫu nước cứng trên là A. Na2CO3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaHCO3. Đáp án A. Nguyên tắc làm mềm nước cứng toàn phần (bằng phương pháp hóa học) là dùng Na3PO4 hoặcNa2CO3 để loại bỏ Mg2+ và Ca2+ dưới dạng muối k ...