Danh mục

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA KTXD-LT28

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 150.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc sử dụng Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA KTXD-LT28 sau đây sẽ giúp cho sinh viên nghề xây dựng củng cố kiến thức được học qua các lời giải chi tiết cho mỗi câu hỏi và chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA KTXD-LT28 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã: DA KTXD- LT 28 I. PHẦN BẮT BUỘC: (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 2.5 đ 1. Nêu qui trình láng thô nền, sàn. - Chuẩn bị sử lý nền, sàn: 0.1đ + Kiểm tra lại cao độ mặt nền: Trước hết căn cứ vào độ của mặt láng đã xác định theo thiết kế, rồi dẫn vào xung quanh tường hay cọc mốc tại khu vực láng những vạch mốc trung gian cao hơn mốc hoàn thiện từ 25 cm đến 30 cm. + Dựa vào mốc trung gian kiểm tra cao độ mặt nền, sàn. + Diện tích láng rộng phải chia ô và kiểm tra cao độ theo các ô. 0.5đ - Xử lý nền, sàn. + Nếu nền làm bằng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông xỉ than thì chỗ lồi đục bớt, chỗ lõm ít láng vữa xi măng cát vang mác 50, chõ thấp quá đổ thêm lớp bê tông cùng loại với lớp vữa trước đẫ đổ. + Nếu nền, sàn bê tông, bê tông cốt thép chỗ thấp ít dùng vữa xi măng mác cao để làm phẳng, chỗ cao quá đục bớt (nhưng không làm ảnh hưởng tới cốt thép), hoặc nâng cao toàn bộ nền mà không gây ảnh hưởng khi sử dụng các thiết bị khác. + Khi bù chỗ lõm của nền, sàn phải đầm kỹ và giữ độ dốc đúng thiết kế. + Thông thường dùng lớp vữa đệm (mác thấp hơn mác vữa láng) để chỉnh độ phẳng và độ dốc của nền, sàn. 0.2đ - Vệ sinh mặt láng và tưới ẩm cho nền, sàn. + Quét sạch nền, sàn những chỗ dính dầu mỡ thì đục lấy bỏ ra ngoài, 0.5 đ + Tạo ẩm cho nền sàn (nếu láng trên nền bê tông bọt cách nhiệt của mái thì không cần tưới ẩm). - Làm mốc láng vữa 1 + Dùng thước đo từ vạch mốc trung gian xuống tới mặt láng một khoảng bằng khoảng cách giữa mốc chuẩn đến mốc hoàn thiện. (Thường lấy 25 đến 30 cm). + Trường hợp mặt láng có độ dốc thì ở phía dốc của mặt láng đo từ cao độ trung gian xuống một đoạn lớn hơn 25cm hoặc 30 cm. + Đắp mốc ở 4 góc khu vực cần láng, vữa đắp mốc dùng vữa cùng mác với vữa láng, kích thước của mốc thường (10 x10) cm, độ dày bằng bề dày của lớp trát. + Khi khoảng cách giữa các mốc chính lớn hơn chiều dài thước tầm dùng để cán thì phải căng dây đắp mốc phụ để cho phù hợp với chiều dài của thước cán. + Khi đã làm xong mốc chính, mốc phụ thì rải vữa nối liền các 0.2 đ mốc lại với nhau và cán phẳng theo mốc ta có dải mốc, kích thước của dải mốc thường băng bề rộng của mốc (10 cm). Chiều dài dải mốc chạy suốt theo hướng láng vữa. - Láng vữa + Kiểm tra khi nào dải mốc se mặt, thì đổ vữa vào khoảng cách giữa 2 dải mốc hướng từ trong ra ngoài cữa, dàn vữa đều trên 0.5 đ mặt láng và cao hơn mặt mốc khoảng 2 đến 3 mm. + Dùng bàn xoa đập cho vữa được đặc chắc và bám chắc vào nền , sàn. + Dùng thước tầm cán cho phẳng với dải mốc. - Xoa nhẵn + Tạo ẩm bàn xoa rồi xoa cho phẳng , + Xoa lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay để vữa dàn đều, + Sau xoa hẹp vòng nhẹ tay. + Khi xoa chỗ nào thiếu vữa nhiều bù vữa vào và cán lại rồi xoa. + Chỗ nào thiếu vữa ít bù vữa vào và xoa luôn, + Xoa đến khi mặt láng phẳng và nhẵn. + Giao tuyến giữa chân tường với nền (Hoặc sàn), phải xoa dọc bàn xoa theo giao tuyến thẳng. + Giao tuyến giữa chân tường với nền (Hoặc sàn), phải lao dọc thước tầm giao tuyến thẳng. + Đối với mặt láng không đánh màu dùng bay miết đều, nhẹ tay trên mặt vữa láng để các hạt cát chìm xuống tạo cho mặt láng mịn và chắc mặt láng. 0.5 đ + Đối với mặt láng để trát gra ni tô , gra ni tê,… Thì tạo cho 2 mặt láng nhám bằng cách dùng que thép nhỏ vạch hình ô vuông, hình quả trám, … để tăng độ bám dính của vữa láng và nền hoặc sàn. + Trường hợp mặt láng rộng không thể thi công liên tục được phải ngừng thì để mạch ngừng theo hình dạng răng cưa gọn chân. 2. Cho biết các phương pháp đánh màu và tác dụng của nó. - Đánh màu: Là dùng xi măng nguyên chất phủ lên mặt láng thô một lớp mỏng rồi dùng bay miết cho nhẵn mặt. - Đánh màu thường áp dụng để làm nền nhà, bậc cầu thang, bể nước, nhà tắm,… - Tùy theo yêu cầu mỹ thuật khi đánh màu có thể dùng xi măng trộn bột màu trộn theo tỷ lệ nhất định. - Có 2 phương pháp đánh màu: Đánh màu khô và đánh màu ướt. + Đánh màu ướt: Rắc đều bột xi măng hoặc bột xi măng trộn màu lên mặt láng thô khi còn ướt rồi dùng bay miết nhẹ cho mặt láng nhẵn. Lúc đầu đánh nặng tay, khi thấy mặt láng đã mịn thì lia nhẹ cho bóng. Phương pháp này tiết kiệm được 40% xi măng so với đánh màu khô, nên được dùng phổ biến. + Đánh màu ướt: Khi mặt láng thô đã khô ( đi nhẹ nhàng không để lại vết chân). Trường hợp này mặt láng phải được tưới ẩm, bột xi măng được trộn thành hồ keo đựng trong xô, dùng ca múc đổ lên mặt láng rồi dùng bay hoặc bàn xoa, xoa cho phẳng và nhẵn đều. Xoa từng mảng, đến khi se mặt thì dùng bay đánh cho thật nhẵn, bóng. Những chỗ tiếp giáp giữa các lần xoa đánh màu phải liền khối không có vết ngừng. - Tác dụng của đánh màu: Là chống thấm và trang trí bề mặt láng cho thêm thẩm mỹ. 2 1.5 đ *. Trình tự thao tác a. Chuẩn bị trát 0.2 đ - Dùng thước vuông, dây căng để kiểm tra vị trí, kích th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: