Danh mục

Đáp ứng lâm sàng của bỏng mắt do kiềm với thuốc tra mắt có steroid

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.77 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của bỏng mắt do kiềm sau khi tra thuốc có steroid. Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân (45 mắt) bị bỏng kiềm được điều trị tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 đến tháng 12/2007, tất cả đều được tra thuốc steroid và vitamin C. Kết quả 19 mắt bỏng nhẹ, 26 mắt bỏng nặng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp ứng lâm sàng của bỏng mắt do kiềm với thuốc tra mắt có steroidNGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐÁP ỨNG LÂM SÀNG CỦA BỎNG MẮT DO KIỀMVỚI THUỐC TRA MẮT CÓ STEROIDNguyễn Thị Thu Yên*TÓM TẮTMục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của bỏng mắt do kiềm sau khi trathuốc có steroid.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân (45 mắt) bị bỏng kiềm được điều trị tạikhoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 đến tháng 12/2007, tất cả đều được tra thuốcsteroid và vitamin C.Kết quả: 19 mắt bỏng nhẹ, 26 mắt bỏng nặng. Thị lực khi vào viện: thị lực xấu (46,5%), thị lực tốt(2,3%).Thị lực sau điều trị: thị lực tốt (32,5%). Mắt bỏng nhẹ đạt thị lực tốt: 82,4%. Không có mắt nào bỏngnặng đạt được thị lực tốt. Thời gian biểu mô hoá giác mạc trung bình: độ I: 3 ngày, độ II: 7 ngày, độ III:16 ngày, độ IV: 30 ngày. Điều trị ngoại khoa: 62,2%. Di chứng sẹo giác mạc: 42,2%.Kết luận: Điều trị bỏng mắt do kiềm với thuốc tra có Steroid và Vitamin C có tác dụng chống viêm,giảm phù và hạn chế tân mạch trên giác mạc, tăng thị lực, không gây thủng giác mạc.Từ khoá: Bỏng kiềm, Steroid.I. ĐẶT VẤN ĐỀTrên mắt bị bỏng kiềm, ngay lập tức sau khibị bỏng, có một quá trình viêm cấp và giải phóng ramen tiêu collagen và protein làm nhu mô của giácmạc bị mỏng dần đi và dẫn đến thủng giác mạc.Theo Davis [4], sự tổng hợp collagen ở mắt bỏngbị ảnh hưởng do nồng độ axit ascorbate ở thủy dịchcủa mắt giảm. Thực nghiệm của Pfister [5] đã chỉra, khi tra ascorbate và citrate có tác dụng đề phòngloét, thủng giác mạc và tra corticosteroid ngay saubỏng có tác dụng chống viêm, ngăn chặn quá trìnhviêm. Nếu dùng kết hợp với ascorbate có tác dụngchống viêm, kích thích sự tái tạo của tổ chức bịtổn thương. Quan niệm trước đây cho rằng, tracorticosteroid 10 ngày sau bỏng kiềm sẽ tăng nguyBệnh viện Mắt Trung ương*cơ nhuyễn giác mạc dẫn đến thủng giác mạc nêncác thầy thuốc nhãn khoa thường không chỉ địnhdùng cho bệnh nhân (BN). Do vậy, một số thầythuốc e ngại khi sử dụng corticosteroid trong điềutrị bỏng mắt.Bỏng mắt gây ra do kiềm là một tổn thươngnặng của mắt. Theo một nghiên cứu [3], trong 149mắt bị bỏng tại Viện mắt, tỉ lệ bỏng kiềm chiếm51,2%. Chất kiềm gây tổn hại kết mạc, giác mạc,viêm loét dai dẳng, tiêu nhu mô dẫn đến thủng giácmạc, làm giảm thị lực. Khi mắt bị bỏng kiềm nặngsẽ phá hủy các cấu trúc của nhãn cầu, có khi phảikhoét bỏ mắt. Không giống như bỏng a-xít hoặcbỏng nhiệt, bỏng kiềm thường có tiên lượng xấudo chất kiềm gây xà phòng hóa các màng tế bàodẫn đến thấm xuyên sâu vào các lớp của giác mạc,vào trong tiền phòng và vào nội nhãn. Trên thế giớiđã có nhiều phương pháp điều trị bỏng mắt, gầnNhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)35NGHIÊN CỨU KHOA HỌCđây thuốc có Steroid đã được áp dụng trong điều trịbỏng kiềm cho kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, ởViệt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứuvề điều trị sử dụng Steroid tra mắt điều trị bỏngkiềm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằmmục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bỏng mắtdo kiềm.2. Đánh giá kết quả điều trị lâm sàng củabỏng kiềm có phối hợp với thuốc tra mắt có Steroid.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượngLà những BN bị bỏng mắt do kiềm được điềutrị có phối hợp với thuốc tra mắt có corticosteroidtại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ươngtừ tháng 1/2007 đến tháng 12/2007.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng,không có đối chứng sử dụng bệnh án nghiên cứutrong theo dõi BN.2.2. Phân loại đánh giá bỏng kết giác mạctheo phân loại bỏng của Roper Hall Hughes.Độ I: Tổn hại biểu mô giác mạc, không thiếumáu kết mạc.Độ II: Giác mạc đục mờ, nhìn rõ mống mắt,thiếu máu 1/2 vùng rìa.Để tiện việc đáng giá, chúng tôi phân theo 2mức độ bỏng: Bỏng nhẹ (độ I và II), bỏng nặng (độIII và IV).2.3. Phương pháp điều trị- Khi BN đến khám: lấy hết dị vật, vôi nếucó ở trong mắt, chú ý lật và bộc lộ 2 cùng đồ trên36 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)và dưới vì tại đây hay có dị vật. Rửa mắt với nướcmuối sinh lí kéo dài tới 30 phút cho đến khi pHtrung hoà. Bơm rửa lệ đạo, khi có bỏng nặng độ IV:rửa tiền phòng cấp cứu, cắt kết mạc hoại tử, rạchkết mạc quanh rìa.- Điều trị tiếp theo: rửa mắt hàng ngày bằngnước muối 9%o.- Tra thuốc Maxitrol, CB2: 6 - 10 lần/ngàytrong tuần đầu, tra giảm dần liều 4 lần/ngày chođến khi giác mạc biểu mô hoá và khỏi viêm nhiễm:dung dịch Oflovid, Cloroxit 0,4%, Sanlein, nướcmuối 5% (4 lần/ngày), Atropin 1% (2 lần/ngày), mỡTetraxilin 1% (2 lần/ngày). Trong khi tra thuốc cóSteriod, cần theo dõi chặt chẽ hàng ngày tình trạngbiểu mô hoá của giác mạc. Những trường hợp bỏngnặng, biểu mô lành sẹo chậm phải chú ý tình trạngbội nhiễm của giác mạc.- Uống vitamin C: 1,0 g/ngày, thuốc chốngviêm Prednisolon 5 mg: 1 mg/ngày, thuốc khángsinh toàn thân: Zinnat 0,25 g - 10 mg/kg/ngày. Mắtbỏng nặng: có thể kết hợp tiêm huyết thanh tự thândưới kết mạc 1 ml. Tách dính mi cầu với t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: