Danh mục

Đặt cọc mua chứng khoán (Margin buying)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.18 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chênh lệch giữa giá trị của số chứng khoán này và khoản vay chính là giá trị đầu tư thuần. Mức chênh lệch này phải luôn lớn hơn mức đặt cọc tối thiểu để bảo vệ nhà môi giới trước sự giảm giá của số chứng khoán đó xuống dưới giá trị khoản vay. Đây là một kĩ thuật nhân vốn đầu tư, giúp nhà đầu tư có thể sử dụng một số tiền lớn hơn số vốn thực tế của anh ta để đầu tư vào chứng khoán. Kiểu đầu tư này là một cách tuyệt vời để kiếm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặt cọc mua chứng khoán (Margin buying) Đặt cọc mua chứng khoán (Margin buying) Chênh lệch giữa giá trị của số chứng khoán này và khoản vay chính là giá trị đầu tư thuần. Mức chênh lệch này phải luôn lớn hơn mức đặt cọc tối thiểu để bảo vệ nhà môi giới trước sự giảm giá của số chứng khoán đó xuống dưới giá trị khoản vay. Đây là một kĩ thuật nhân vốn đầu tư, giúp nhà đầu tư có thể sử dụng một số tiền lớn hơn số vốn thực tế của anh ta để đầu tư vào chứng khoán. Kiểu đầu tư này là một cách tuyệt vời để kiếm được lợi nhuận lớn từ số vốn đầu tư tương đối nhỏ, nhưng nó cũng có thể làm cho nhà đầu tư bị thua lỗ cực kì nặng nề. Ví dụ: một nhà đầu tư có trong tay $1000 và dự định đầu tư vào một cổ phiếu Y. Hãy xem xét hai cách đầu tư sau: Cách 1: nhà đầu tư mua số cổ phiếu đó hoàn toàn bằng tiền của mình, anh ta sẽ mua được số cổ phiếu trị giá $1000. Nếu số cổ phiếu đó tăng giá gấp đôi lên $2000 thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận $1000 - tương đương 100%. Nếu số cổ phiếu trên sụt xuống chỉ còn $500, thì nhà đầu tư lỗ mất $500, thật tồi tệ, nhưng dù sao ông ta vẫn còn lại chút ít vốn để đầu tư. Cách 2: nhà đầu tư dùng $1000 này làm khoản đặt cọc, để vay thêm $3000 nữa từ công ty chứng khoán và mua số cổ phiếu trị giá $4000. Sau đó toàn bộ số cổ phiếu này cũng được công ty chứng khoán giữ lại như một khoản đặt cọc. Ở đây giá trị đầu tư thuần lúc đầu là $4000 - $3000 = $1000, và sẽ thay đổi tùy theo biến động giá chứng khoán. Nếu giá cổ phiếu tăng gấp đôi lên $8000, giá trị đầu tư thuần lúc này tăng lên $5000, nhà đầu tư sẽ kiếm được $4000, trừ tiền lãi vay và chi phí giao dịch anh ta vẫn đạt được tỉ suất lợi nhuận gần 400%. Ngược lại nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn một nửa - $2000, anh ta thua lỗ $2000, không chỉ mất luôn số vốn đầu tư mà thậm chí còn bị lâm vào nợ nần chồng chất. Trên đây chỉ là ví dụ minh họa cách thức mà kiểu đầu tư này nhân lãi và lỗ lên nhiều lần. Trên thực tế, công ty chứng khoán hiếm khi buông lỏng nhà đầu tư để mình tự rơi vào hoàn cảnh khó khăn như trên, vì khi nhà đầu tư thua lỗ thì công ty chứng khoán cũng khó có thể đảm bảo khả năng thu hồi được khoản vay của mình. Kể từ thập niên 1920 đến nay, hoạt động đặt cọc mua chứng khoán này đã có những thay đổi đáng kể. Vào thời đó, các qui định giám sát hoạt động đầu tư kiểu này còn khá lỏng và yêu cầu đặt cọc tối thiểu là rất thấp. Khi giá chứng khoán sụt giảm giá trị đầu tư thuần sẽ nhanh chóng giảm xuống dưới mức tối thiểu đó, buộc nhà đầu tư phải bán tháo chứng khoán ra và đây là một nhân tố dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng và suy thoái năm 1929. Hiện nay, các nhà môi giới có xu hướng đặt ra mức yêu cầu đặt cọc tối thiểu cao hơn, để tự bảo vệ họ trước những biến động của thị trường. Ở Mỹ, Ủy ban chứng khoán Liên Bang đã đặt ra một số quy định điều chỉnh hoạt động đặt cọc mua chứng khoán, và các tổ chức tự điều chỉnh như NASD hay NYSE cũng có những qui định của riêng mình. Trong các qui định này quan trọng nhất là mức đặt cọc tối thiểu bắt buộc, trên NYSE mỗi nhà đầu tư phải đặt cọc tại công ty môi giới $2000 và bị giới hạn tỉ lệ vay không quá 50% tổng giá trị khoản đầu tư

Tài liệu được xem nhiều: