Danh mục

Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu đất nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ nguyễn khoa điềm, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giảimột cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hìnhtượng miếng trầu, cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đờisống của nhân dân Việt Nam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phátbiểu, cái chân lí ngỡ là hiển nhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đóngớ ra bao điều thú vị... Trong những ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường TrịThiên, Nguyễn Khoa Điềm đã có những xúc cảm, suy tư nồng thắm sâu sắc về đấtnước về nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ đó, nhà thơ đi đến sựnhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của thế hệ thanh niên trí thức - nhữngngười chủ chân chính của đất nước, phải tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến củanhân dân để giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi xa hơn đến những tháng ngày mơmộng. Trường ca Mặt đường khát vọng hình thành trong bối cảnh ấy, và có thể xemchương Đất Nước là nơi dồn nén cảm xúc và kết tinh những suy tư có tính chân lý củaNguyễn Khoa Điềm về Đất Nước và Nhân Dân, được chuyển tải qua những lời nghệthuật dung dị, lại có khả năng truyền cảm sâu sắc đến bao thế hệ độc giả. Mở đầu cho dòng suy tưởng, Nguyễn Khoa Điềm nhận thức về sự tồn tại lâudài của đất nước trong suốt thời gian đằng đẵng bốn ngàn năm văn hiến. Thi nhânkhẳng định: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa“... mẹ thường hay kể. Âm hưởng của lời thơ lắng đọng như giọng kể chuyện tâm tình thủ thỉ giữanhững kẻ thân thương, gợi ra ở người nghe dòng liên tưởng trôi về một thời quá khứxa xăm, trong ấy trầm tích bao huyền sử tự hào về cuộc sống chiến đấu của cha ông.Nhà thơ đã sử dụng thi pháp tuyệt vời ở câu thơ bỏ ngỏ. Sau trạng ngữ chỉ thờigian Ngày xửa ngày xưa..., lời kể của mẹ được chuyển sang cho người đọc tự liêntưởng hình dung về bao hình tượng đẹp một thời làm xôn xao tuổi mộng vàng nhưThánh Gióng, Trần Quốc Toản, Mai An Tiêm... Cả một nền văn hoá, văn học dân gianvới bao thần thoại, truyền thuyết phong phú làm sao có thể gói trọn trong mấy vầnthơ. Thi nhân như trao cho người đọc chiếc chìa khoá để tự mình khám phá cái khotàng văn hoá phong phú tổ tiên trao lại. Lần về mảnh vườn cổ tích ấy, những ai cólòng chắc chắn sẽ tự mình chắt chiu được những giọt mật mà bồi dưỡng tâm hồn thiệnchân, tìm đến một lẽ sống đẹp.Truy tìm về cội nguồn Đất Nước, khó ai có thể xác địnhminh bạch cái ngày tháng khởi thuỷ của nó, cho dù là nhà khảo cổ hay sử gia. NguyễnKhoa Điềm lại xác định cái buổi ban đầu ấy qua một nét sống giản dị nhưng đậm đàcủa những người mẹ, người bà Việt Nam: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi mình biết trồng tre mà đánh giặc Không ai lấy tiêu chuẩn đo lường của nhà khoa học để bắt bẻ thi nhân. NguyễnKhoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giải một cách cụ thểsinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng miếng trầu,cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đời sống của nhân dân ViệtNam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phát biểu, cái chân lí ngỡ là hiểnnhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đó ngớ ra bao điều thú vị. Bởi lẽ,thẩm thấu vào các tế bào mỏng manh ấy, là những mối quan hệ tình nghĩa truyềnthống đẹp của con người Việt Nam.Trong tục cúng lễ, miếng trầu quả cau là biểutượng cho tấm lòng thành của con cháu gửi đến hồn thiêng những bậc đã khuất, lànhịp cầu giao cảm với tiền nhân. Miếng trầu gợi ra huyền sử tình yêu, nói lên mốiquan hệ vợ chồng chung thuỷ, nghĩa anh em Tân - Lang trọn vẹn. Và có lẽ từ đó,miếng trầu trở thành vật biểu trưng cho tình yêu và hôn nhân. Miếng trầu giúp dẫnmối tìm nhau, để cho con người phải lứa nên duyên, là nhân tố tạo nên bao đôi uyênương chắp cánh chung cành. Để rồi khi họ về già, thong thả nhai miếng trầu, nhớ buổithanh xuân tình nồng nghĩa đượm, mà đột nhiên nở nụ cười mãn nguyện chuyện tìnhxưa. Nhà thơ lại liên tưởng song hành về sự lớn mạnh của đất nước từ buổi dânmình biết trồng tre mà đánh giặc. Đất nước Việt có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp tạođiều kiện cho cây tre sinh sôi phát triển khắp mọi miền của Tổ Quốc, đem lại một màuxanh bát ngát cho quê hương. Nguyễn Duy cũng từng trăn trở về những phẩm chất kìlạ của cây tre Việt : Tre xanh xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu? Cây tre hiền hậu trên mỗi làng quê. Nó như là sự đồng hiện những phẩm chấtđôi khi ngỡ là đối lập trong cốt cách con người Việt Nam: thật th ...

Tài liệu được xem nhiều: