Danh mục

ĐẤT NƯỚC(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điểm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Quê gốc An Cựu, Thuỷ An, thành phố Huế - Gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Cha ông là Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), nhà phê bình văn học theo quan điểm Mac xit nổi tiếng giai đoạn 1930 – 1945. Năm 1955 ông được đưa ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội 1964, Nguyễn Khoa Điềm trở về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẤT NƯỚC(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) ĐẤT NƯỚC (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điểm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnhThừa Thiên Huế - Quê gốc An Cựu, Thuỷ An, thành phố Huế - Gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Cha ông là NguyễnKhoa Văn (Hải Triều), nhà phê bình văn học theo quan điểm Mac xit nổi tiếng giaiđoạn 1930 – 1945. Năm 1955 ông được đưa ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam.Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội 1964, Nguyễn Khoa Điềm trở về miền Nam thamgia chiến đấu, hoạt động bí mật trong thành phố Huế, từng bị địch bắt giam. Tổng tiếncông Mậu Thân năm 1968, ông được giải thoát, tiếp tục lên hoạt động ở chiến khu TrịThiên. - Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ từ thời kì này và là một trong những nhàthơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chấtsuy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư người trí thức, tham gia tích cực vào cuộcchiến đấu của nhân dân. - Sau năm 1975, tiếp tục hoạt động ở thành phố Huể, là Tổng thư kí Hội nhàvăn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng Bộ văn hoá – thông tin, Trưởng ban tư tưởng – Vănhoá Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. * Tác phẩm chính: các tập thơ Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng(Trường ca - 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Cõi lặng (2007). Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2000. 2. Đoạn trích Đất nước * Đoạn trích Đất nước từ trường ca Mặt đường khát vọng. Bản trường ca nhằmthức tỉnh tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lượccủa đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh, nhập vào cuộcchiến đấu của toàn dân tộc. Trường ca này hoàn thành năm 1971 và in lần đầu ở miềnBắc (1974). Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường ca về cuộc khángchiến chống đế quốc Mĩ. * Bố cục: Đoạn trích chia làm 2 phần: - Phần 1 từ đầu đến: “làm nên Đất nước muôn đời”, ý của phần này: Đất nướccủa nhân dân được cảm nhận bằng văn hoá, ca dao thần thoại và tình yêu con người.Xen vào phần một còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa cá thể và cộng đồng,thành viên với đất nước của mình - Phần hai còn lại: Đất Nước của Nhân dân đã qui tụ cách nhìn và sự phát hiệnvề địa lí, lịch sử, văn hoá. Xen vào đó là đoạn chính luận làm nổi bật vai trò của nhândân quyểt định vận mệnh Tổ quốc. * Đoạn trích thể hiện tư tưởng lớn: Đất nước này là Đất nước của Nhân dân. Từđó thức tỉnh tuổi trẻ miền Nam hoà hợp vào cuộc đấu tranh hướng về nhân dân đấtnước II. Đọc hiểu văn bản 1. Đất nước của nhân dân được cảm nhận ở những góc độ. Từ đó nhà thơthức tỉnh tuổi trẻ hướng về nhân dân đất nước. - Tác giả nhìn nhận đất nước trên phương diện của ca dao thần thoại. Qua đoạnthơ: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc …. Đất Nước có từ ngày đó Đất Nước có từ rất xa. Đất Nước có từ trong những chuyện đời xưa, từ phongtục ăn trầu đến truyền thống “biết trồng tre mà đánh giặc”. Những hình ảnh này gợicho ta liên tưởng tới Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng gần gũi hơn cả là cuộcsống đời thường của mỗi con người. Thành ngữ dân gian “gừng cay muối mặn” có từbuổi cha mẹ thương nhau, đến chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột, “Hạt gạo phải mộtnắng hai sương” và cuộc sống bề bộn hằng ngày… Đất Nước hiện lên thật thiêngliêng và gần gũi, dễ cảm hoá và đi vào lòng mỗi người. Đất Nước còn có nguồn gốc vừa thiêng liêng, vừa tôn kính: Đất là nơi chim về Nước là nơi Rồng về Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Ta nhận ra nguồn gốc. Ở đâu trên Đất Nước này ta phải nhớ mình đều chungmột nguồn gốc và tự hào về truyền thống con Rồng, cháu Tiên. - Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ đời sống lam lũ, lo toan hằng ngày mà cònbắt nguồn từ đời sống tình cảm: “Cha mẹ thương nhau” Và “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Tình yêu lứa đôi cũng làm nên gương mặt tinh thần cảu Đất Nước. Hình ảnhchiếc khăn làm ta nhớ tới câu ca dao còn đẫm nước mắt của những người yêu nhau từthuở xa xưa. - Tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mớimẻ. Đất Nước là sự thống nhất, hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá, phong tục,truyền thống, cả ca dao, thần thoại, có những chuyện thuộc về đời thường hàng ngày,cũng có ...

Tài liệu được xem nhiều: