Thông tin tài liệu:
Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 2)Rời Bắc Kinh chúng tôi đáp máy bay đi Tây An. Tây An còn có tên là Trường An kinh đô triều Đường, gần thành Hàm Dương kinh đô triều Tần Thủy Hoàng. Từ phi trường Tây An xe buýt chở chúng tôi đến vùng quần thể nơi an táng vua chúa, thân nhân, quan lại có công của các triều đại đời Đường. Xe buýt chạy qua miền quê của tỉnh Thiểm Tây. Miền quê Trung quốc đường sá được mở mang, sạch sẽ nhưng nhà cửa còn thô sơ và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 2)Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 2)Rời Bắc Kinh chúng tôi đáp máy bay đi Tây An. Tây An còn có tên làTrường An kinh đô triều Đường, gần thành Hàm Dương kinh đô triều TầnThủy Hoàng. Từ phi trường Tây An xe buýt chở chúng tôi đến vùng quầnthể nơi an táng vua chúa, thân nhân, quan lại có công của các triều đại đờiĐường. Xe buýt chạy qua miền quê của tỉnh Thiểm Tây. Miền quê Trungquốc đường sá được mở mang, sạch sẽ nhưng nhà cửa còn thô sơ và bề bộnchứng tỏ một sự phát triển quá nhanh. Vườn tược hai bên đường đầy tráicây, từ cây đào, cây táo, cây bưởi cây nào cũng nặng trĩu những trái. Nhưngnói đến trái cây phải chờ khi đến Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây mới làthiên đàng của cây ăn trái. Bất cứ một thứ trái cây nào tại chợ Sài gòn cũngcó thể tìm thấy ở đây, ngoại trừ măng cụt, với giá rẻ hơn.Vị trí nổi bật nhất của quần thể lăng tẩm nhà Đường là nơi hợp táng của vuaĐường Cao Tông và hoàng hậu Võ Tắc Thiên. Bà Võ Tắc Thiên trị vì Trungquốc suốt 51 năm (654-705) sau lưng vua Đường Cao Tông nhu nhược, vàsau lưng con trai sau khi chồng chết và sau cùng dưới danh nghĩa nữ hoàngđế. Bà hoạch định nơi chôn bà là ngọn núi Lương Sơn, có một khung cảnhthiên nhiên hùng tráng. Từ trên xe buýt nhìn vào là một sườn đồi trải dàichừng hai cây số ẻo lả như thân một người phụ nữ nằm ngữa, phía trên là haiquả núi nhân tạo, phía dưới giữa hai sườn núi khác là một đỉnh đồi thứ bathấp hơn và um tùm hơn. Theo ông Trần Chính, thì theo tương truyền trongdân chúng Trung quốc, hai quả đồi trên là đôi nhũ hoa của Võ Tắc Thiên vàquả đồi thấp thứ ba là âm hộ của bà nơi bà chôn hoàng đế Đường Cao Tông.Bước lên sườn đồi là con đường Linh Đạo lát bằng đá tảng có văn võ báquan của triều đình đứng hầu. Cuối đường Linh Đạo nơi chân mộ vua là đầyđủ hình tượng của sứ thần các nước chư hầu đến dự tang lễ của vua Đường.Trong chư hầu có sứ thần của triều đình Việt Nam.Tây An có suối nước nóng nơi Hoa Thanh Cung, cung điện mùa Đông củavua Đường Minh Hoàng và bà vợ cưng Dương Quý Phi. Tại đây người tagiữ lại hình khắc cũng như các bức họa của phụ nữ đời Đường cho thấytrong cung đình người phụ nữ Trung quốc đã rất tiến bộ trong cách ăn mặc.Họ mặc áo tay ngắn, cổ hở, tóc vấn cài hoa mẫu đơn không khác gì thiếu nữTrung quốc hôm nay.Hôm sau chúng tôi viếng mộ Tần Thủy Hoàng. Nếu đời Đường thịnh trị nhấtvề mặt văn chương thì đời Tần Thủy Hoàng trước đó tám thế kỷ là thời hùngmạnh nhất của Trung quốc về quân sự. Tiếc rằng triều đại của Tần ThủyHoàng chỉ kéo dài được 15 năm từ 221 BC đến 206 BC. Lăng Tần ThủyHoàng được khám phá mới đây khi người ta đào thấy nhiều hình tượng bằnggạch của một đội hùng binh hơn 5000 người ngựa lớn hơn người thật chôngần một quả núi lớn. Quả núi lớn được các nhà khảo cổ ghi nhận chính làlăng của Tần Thủy Hoàng. Vì một lý do nào đó chính quyền Trung quốcchưa cho khai quật, nhưng người ta tin dưới ngọn núi là lâu đài và thànhquách để cho vị vua nhiều tham vọng họ Tần an hưởng sau cuộc đời trần thếđầy sóng gió của ông như sử gia Tư Mã Thiên đã ghi lại trong bộ sử nổidanh của ông.Tại Tây An chúng tôi còn được viếng thăm lăng vua Cảnh Đế đời Hán. Mộtnông dân đào giếng trong một mùa hạn hán tìm thấy nhiều hình bằng đấtnung nhỏ và nhờ đó khám phá ra mộ vua Hán Cảnh Đế dưới một ngọn núiđất. Triều Hán do Lưu Bang dựng nên và trị vì Trung quốc 4 thế kỷ từ 206BC đến 220 AD. Chung quanh chân núi trải ra hằng chục cây số vuông bâygiờ là vườn hoa đủ mầu sắc là nơi vua đã cho chôn hằng trăm ngàn hìnhnhân, người và ngựa để dùng bên kia thế giới. Chính quyền Trung quốcđang khảo cứu về ngôi mộ và chưa mở cửa cho du khách.Sau hai ngày ở Thiểm Tây, chúng tôi rời Tây An bằng chuyến máy baychiều đi Quế Lâm trong tỉnh Quảng Tây gần biên giới Việt Nam. Thành phốQuế Lâm cách Hà Nội 400 km và là nơi nhiều nhà cách mạng của Việt NamQuốc Dân Đảng từng sang tá túc tìm đường chống Pháp. Từ Hà Nội có thểđến Quế Lâm bằng máy bay hay bằng xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninhrồi từ Nam Ninh dùng đường bộ đến Quế Lâm. Khi hậu Quế Lâm ôn hòaquanh năm như một mùa Xuân không dứt, và là đất của cây ăn trái. Bưởi,nhãn, trái vải, và táo rẻ như bèo vừa bán vừa cho. Bưởi ở đây lớn gấp đôihay gấp ba buởi Biên Hoà và ngon ngọt không khác gì bưởi Biên Hòa hayThanh Trà của Thừa Thiên. Trên đường từ phi trường về khách sạn hàng tráicây kéo dài từ góc đường này đến góc đường kia. Xe phải dừng lại chokhách du lịch mua dù trễ lịch trình. Lên xe ai cũng tay xách tay mang như điLái Thiêu vào mùa cây ăn trái của Sài Gòn.Quế Lâm có nhiều sông hồ và có nửa triệu dân, nên thành phố thưa thớt rộngrãi. Chính quyền Trung quốc có kế hoạch biến Quế Lâm thành thành phố dulịch. Đường sá Quế Lâm sạch sẽ, ban đêm ánh đèn nhiều mầu sắc phối hợpvới mầu cây lá chiếu sáng quanh bờ sông và bờ hồ tạo nên một cảnh trí êmdịu nhẹ nhàng và thanh thản nên thơ khác với cái khung cảnh lộng lẫy diêmdúa nhưng ngột ngạt của trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Cuộc dạo thuyền trênsông Ly Giang gần Quế Lâm là một cuộc du ngoạn bằng thuyền máy khóquên vào những ngày cuối cùng của chuyến đi. Sông Ly Giang, đúng ra làmột lạch nước lòng lạch được vét sâu len lỏi chảy qua những khe núi kéo dàibất tận. Nước sông trong vắt thấy được sạn trên lòng sông như một tấm thảmlót dưới đáy thuyền trải rộng và kéo dài ra tới hai bên bờ sông. Thuyền máyđược thiết kế tầng thượng để du khách ngắm cảnh. Tầng dưới là ghế ngồi.Từ tầng thượng nhìn phía trước hay nhìn phía sau bạn thấy hằng trăm duthuyền nối đuôi nhau chạy hàng một như một hạm đội khổng lồ sẵn sàng độingũ. Hai bên bờ những trái núi thon nhỏ như những búp măng vươn thẳnglên bầu trời xanh ngắt với đủ mọi hình thù làm tôi nhớ đến quần thể cấu trúcnúi non hai bên quốc lộ Bắc Giang - Lạng Sơn gần ải Chi Lăng. Ở đâynhững trái núi cao hơn, thon hơn và sát bờ sông hơn nên cho du khách mộtcảm giác huyền hoặc hơn. Tô điểm cảnh trí đó những hàng tre trúc cao lớncành lá mềm mại rủ xuống hai bên bờ sông. ...