Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO-phần 1
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 204.39 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một Thí dụ điển hình về tính chiến lược trong việc lựa chọn các yếu tố thương hiệu nhằm tạo dựng nên giá trị thương hiệu đó là "Apple", tên của một loại máy tính nổi tiếng trên thế giới. Apple là một cái tên đơn giản nhưng lại rất dễ nhận biết và dễ nhớ, do đó nó tạo nên sự khác biệt trong chủng loại sản phẩm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO-phần 1 Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO Một Thí dụ điển hình về tính chiến lược trong việc lựa chọn các yếu tố thương hiệu nhằm tạo dựng nên giá trị thương hiệu đó là 'Apple', tên của một loại máy tính nổi tiếng trên thế giới. Apple là một cái tên đơn giản nhưng lại rất dễ nhận biết và dễ nhớ, do đó nó tạo nên sự khác biệt trong chủng loại sản phẩm này. Ý nghĩa của tên thương hiệu bao gồm cả tên và logo (quả táo khuyết một góc) thể hiện tích cách thân thiện và nồng hậu của sản phẩm cũng như của công ty trước khách hàng và công chúng. Hơn nữa, cả tên thương hiệu và logo đều có thể tăng cường lẫn nhau, cả thị giác và thính giác, và làm cho chúng có thể chuyển đổi một cách dễ dàng qua các các vùng địa lý và văn hóa khác nhau mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa và đặc tính của thương hiệu. Vậy thế nào là một yếu tố thương hiệu lý tưởng? Hãy xem xét tên thương hiệu, đó có lẽ là yếu tố trung tâm nhất của mọi yếu tố thương hiệu. Một tên thương hiệu lý tưởng phải dễ nhớ và có khả năng truyền đạt cao về các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm đến với đối tượng khách hàng mục tiêu. Có thể được chuyển đổi sang các nền văn hóa và vùng địa lý và có thể chuyển giao cho các loại sản phẩm khác nhau. Ý nghĩa của thương hiệu phải phù hợp và tồn tại lâu dài qua thời gian, và cuối cùng được bảo vệ chắc chắn cả về mặt pháp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên, khó có thể thiết kế một thương hiệu lý tưởng đáp ứng được mọi tiêu chí. Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, các tiêu chí này lại mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau. Thí dụ, để tạo ra được một tên thương hiệu đầy ý nghĩa ở một ngôn ngữ này thì nó lại gặp những khó khăn rất lớn về dịch thuật và văn hóa khi chuyển tải sang ngôn ngữ và nền văn hóa khác. Tóm lại, không một yếu tố nào của thương hiệu lại có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí lựa chọn. Do đó, chúng ta cần xem xét và lựa chọn các yếu tố thương hiệu khác nhau và kết hợp chúng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Tên thương hiệu Tên thương hiệu, được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu và cũng là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên thương hiệu là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất. Các chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài từ vài phút (trên truyền hình), thậm chí vài giờ thì tên thương hiệu là yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong vài giây. Hơn nữa, tên thương hiệu, khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó cũng lại là yếu tố rất khó thay đổi. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần được tra cứu và xem xét rất cẩn thận trước khi lựa chọn. Một dẫn chứng về cách làm bài bản khó bắt chước này là việc hãng Procter & Gamble đã tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ, hơn một triệu USD cho việc tra cứu, lựa chọn tên gọi, thiết kế bao bì và hình ảnh cho sản phẩm xà phòng thơm Coast trước khi đưa ra thị trường. Ngày nay, việc lựa chọn một cái tên thương hiệu ngày càng trở nên khó khăn. Hằng năm, tại Mỹ có đến hàng chục nghìn nhãn hiệu các sản phẩm mới được đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, hằng năm cũng có khoảng gần 10.000 nhãn hiệu cả trong nước và nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trước những khó khăn trong việc thiết kế những cái tên như ý, nhiều doanh nhân và chuyên gia tư vấn đã phải thốt lên rằng: 'Dường như những cái tên 'tốt' đã bị đăng ký hết cả. Tuy nhiên, điều này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng gặp phải những khó khăn khi đặt tên cho con mình. Hiếm khi việc đặt tên cho một sản phẩm lại có thể dễ dàng như đối với Ford khi họ đưa ra loại ô-tô Taurus. Khi sản xuất 'Taurus' (nghĩa là chùm sao Kim Ngưu) đã là mã hiệu đặt chiếc xe trong suốt giai đoạn thiết kế, và trên thực tế kỹ sư trưởng và vợ của giám đốc sản xuất đều mang tuổi Sửu. Thật là may mắn, sau khi xem xét kỹ, hóa ra cái tên đó có rất nhiều đặc điểm phù hợp cả về ý nghĩa và điều kiện pháp lý. Kết quả là nó đã được chọn làm tên hiệu chính thức cho xe, tiết kiệm được hàng nghìn USD chi phí nghiên cứu và tư vấn và đỡ phải hao tâm tổn trí. Hướng dẫn đặt tên Lựa chọn một cái tên thương hiệu thực sự vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, do đó nó phải tuân thủ các hướng dẫn về cách thức đặt tên. Hướng dẫn này chủ yếu áp dụng cho việc đặt tên thương hiệu cho các sản phẩm mới. Theo đó, với mỗi yếu tố thương hiệu nói chung và tên thương liệu nói riêng cần phải cố gắng cân nhắc đáp ứng năm tiêu chí lựa chọn đã nêu ở phần trước. Nói chung, một thương hiệu sẽ được nhận biết dễ dàng, có ấn tượng và được nhiều người biết đến nếu tên thương hiệu được lựa chọn bảo đảm: Đơn giản và dễ đọc (phát âm hoặc đánh vần), thân thiện và có ý nghĩa, khác biệt, nổi trội và độc đáo. Đơn giản và dễ đọc Một cái tên đơn giản và dễ đọc sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tính đơn giản sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nhận thức được về thương hiệu. Tên ngắn gọn sẽ dễ gợi nhớ bởi nó dễ dàng được lưu trữ và giải mã trong tâm trí. Thí dụ, kem đánh răng P/S, bột giặt OMO, nước tẩy Vim, mỹ phẩm DeBon, rượu X.O... qua nhiều năm, các sản phẩm có tên gọi dài cũng đã được gọi một cách ngắn gọn như: bia Helneken được gọi tắt là Ken, Vinataba được gọi là Vina, thuốc lá 555 được gọi là 3 số, Coca-Cola được gọi tắt là Coke. Dễ đọc (dễ phát âm, đánh vần) là một ưu điểm bởi nó có thể dễ dàng được truyền miệng và tạo nên ấn tượng khó phai trong trí nhớ. Do dễ đọc, nó sẽ được gợi nhớ trước tiên khi nghĩ đến loại sản phẩm đó. Dễ dọc sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự nhiên và thoải mái đọc tên thương hiệu khi mua sắm. Ngược lại, một cái tên dài, phức tạp, đặc biệt nếu đó là không phải là ngôn ngữ bản địa, sẽ có thể gây ra cho khách hàng sự ngại ngùng, bối rối khi đọc hoặc phát âm. Kết quả là họ sẽ tránh phải nhắc đến cái tên như vậy. Một thách thức và khó khăn khác trong quá trình tạo dựng giá trị đối với một tên thương hiệu dài là công ty sẽ phải tiêu tố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO-phần 1 Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO Một Thí dụ điển hình về tính chiến lược trong việc lựa chọn các yếu tố thương hiệu nhằm tạo dựng nên giá trị thương hiệu đó là 'Apple', tên của một loại máy tính nổi tiếng trên thế giới. Apple là một cái tên đơn giản nhưng lại rất dễ nhận biết và dễ nhớ, do đó nó tạo nên sự khác biệt trong chủng loại sản phẩm này. Ý nghĩa của tên thương hiệu bao gồm cả tên và logo (quả táo khuyết một góc) thể hiện tích cách thân thiện và nồng hậu của sản phẩm cũng như của công ty trước khách hàng và công chúng. Hơn nữa, cả tên thương hiệu và logo đều có thể tăng cường lẫn nhau, cả thị giác và thính giác, và làm cho chúng có thể chuyển đổi một cách dễ dàng qua các các vùng địa lý và văn hóa khác nhau mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa và đặc tính của thương hiệu. Vậy thế nào là một yếu tố thương hiệu lý tưởng? Hãy xem xét tên thương hiệu, đó có lẽ là yếu tố trung tâm nhất của mọi yếu tố thương hiệu. Một tên thương hiệu lý tưởng phải dễ nhớ và có khả năng truyền đạt cao về các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm đến với đối tượng khách hàng mục tiêu. Có thể được chuyển đổi sang các nền văn hóa và vùng địa lý và có thể chuyển giao cho các loại sản phẩm khác nhau. Ý nghĩa của thương hiệu phải phù hợp và tồn tại lâu dài qua thời gian, và cuối cùng được bảo vệ chắc chắn cả về mặt pháp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên, khó có thể thiết kế một thương hiệu lý tưởng đáp ứng được mọi tiêu chí. Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, các tiêu chí này lại mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau. Thí dụ, để tạo ra được một tên thương hiệu đầy ý nghĩa ở một ngôn ngữ này thì nó lại gặp những khó khăn rất lớn về dịch thuật và văn hóa khi chuyển tải sang ngôn ngữ và nền văn hóa khác. Tóm lại, không một yếu tố nào của thương hiệu lại có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí lựa chọn. Do đó, chúng ta cần xem xét và lựa chọn các yếu tố thương hiệu khác nhau và kết hợp chúng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Tên thương hiệu Tên thương hiệu, được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu và cũng là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên thương hiệu là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất. Các chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài từ vài phút (trên truyền hình), thậm chí vài giờ thì tên thương hiệu là yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong vài giây. Hơn nữa, tên thương hiệu, khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó cũng lại là yếu tố rất khó thay đổi. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần được tra cứu và xem xét rất cẩn thận trước khi lựa chọn. Một dẫn chứng về cách làm bài bản khó bắt chước này là việc hãng Procter & Gamble đã tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ, hơn một triệu USD cho việc tra cứu, lựa chọn tên gọi, thiết kế bao bì và hình ảnh cho sản phẩm xà phòng thơm Coast trước khi đưa ra thị trường. Ngày nay, việc lựa chọn một cái tên thương hiệu ngày càng trở nên khó khăn. Hằng năm, tại Mỹ có đến hàng chục nghìn nhãn hiệu các sản phẩm mới được đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, hằng năm cũng có khoảng gần 10.000 nhãn hiệu cả trong nước và nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trước những khó khăn trong việc thiết kế những cái tên như ý, nhiều doanh nhân và chuyên gia tư vấn đã phải thốt lên rằng: 'Dường như những cái tên 'tốt' đã bị đăng ký hết cả. Tuy nhiên, điều này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng gặp phải những khó khăn khi đặt tên cho con mình. Hiếm khi việc đặt tên cho một sản phẩm lại có thể dễ dàng như đối với Ford khi họ đưa ra loại ô-tô Taurus. Khi sản xuất 'Taurus' (nghĩa là chùm sao Kim Ngưu) đã là mã hiệu đặt chiếc xe trong suốt giai đoạn thiết kế, và trên thực tế kỹ sư trưởng và vợ của giám đốc sản xuất đều mang tuổi Sửu. Thật là may mắn, sau khi xem xét kỹ, hóa ra cái tên đó có rất nhiều đặc điểm phù hợp cả về ý nghĩa và điều kiện pháp lý. Kết quả là nó đã được chọn làm tên hiệu chính thức cho xe, tiết kiệm được hàng nghìn USD chi phí nghiên cứu và tư vấn và đỡ phải hao tâm tổn trí. Hướng dẫn đặt tên Lựa chọn một cái tên thương hiệu thực sự vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, do đó nó phải tuân thủ các hướng dẫn về cách thức đặt tên. Hướng dẫn này chủ yếu áp dụng cho việc đặt tên thương hiệu cho các sản phẩm mới. Theo đó, với mỗi yếu tố thương hiệu nói chung và tên thương liệu nói riêng cần phải cố gắng cân nhắc đáp ứng năm tiêu chí lựa chọn đã nêu ở phần trước. Nói chung, một thương hiệu sẽ được nhận biết dễ dàng, có ấn tượng và được nhiều người biết đến nếu tên thương hiệu được lựa chọn bảo đảm: Đơn giản và dễ đọc (phát âm hoặc đánh vần), thân thiện và có ý nghĩa, khác biệt, nổi trội và độc đáo. Đơn giản và dễ đọc Một cái tên đơn giản và dễ đọc sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tính đơn giản sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nhận thức được về thương hiệu. Tên ngắn gọn sẽ dễ gợi nhớ bởi nó dễ dàng được lưu trữ và giải mã trong tâm trí. Thí dụ, kem đánh răng P/S, bột giặt OMO, nước tẩy Vim, mỹ phẩm DeBon, rượu X.O... qua nhiều năm, các sản phẩm có tên gọi dài cũng đã được gọi một cách ngắn gọn như: bia Helneken được gọi tắt là Ken, Vinataba được gọi là Vina, thuốc lá 555 được gọi là 3 số, Coca-Cola được gọi tắt là Coke. Dễ đọc (dễ phát âm, đánh vần) là một ưu điểm bởi nó có thể dễ dàng được truyền miệng và tạo nên ấn tượng khó phai trong trí nhớ. Do dễ đọc, nó sẽ được gợi nhớ trước tiên khi nghĩ đến loại sản phẩm đó. Dễ dọc sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự nhiên và thoải mái đọc tên thương hiệu khi mua sắm. Ngược lại, một cái tên dài, phức tạp, đặc biệt nếu đó là không phải là ngôn ngữ bản địa, sẽ có thể gây ra cho khách hàng sự ngại ngùng, bối rối khi đọc hoặc phát âm. Kết quả là họ sẽ tránh phải nhắc đến cái tên như vậy. Một thách thức và khó khăn khác trong quá trình tạo dựng giá trị đối với một tên thương hiệu dài là công ty sẽ phải tiêu tố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kí năng kinh doanh xây dựng thương hiệu phát triển thương hiệu chiến lược kinh doanh kiến thức thương hiệu chiến lược xây dựng thương hiệu đặc tên thương hiệu thiết kế logoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 358 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 304 0 0 -
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 256 0 0 -
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 250 0 0 -
109 trang 249 0 0
-
28 trang 228 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 224 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 218 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 205 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 197 0 0