Danh mục

Dấu ấn của Bohr và Einstein trong bom nguyên tử

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.56 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki là những đứa con bất hảo của Thuyết tương đối và lượng tử. Lúc đầu, cả Einstein và Bohr đều không tin vào khả năng có thể nhanh chóng chế tạo ra chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn của Bohr và Einstein trong bom nguyên tử Dấu ấn của Bohr và Einstein trong bom nguyên tử Hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki là những đứacon bất hảo của Thuyết tương đối và lượng tử. Lúc đầu, cả Einstein và Bohrđều không tin vào khả năng có thể nhanh chóng chế tạo ra chúng. Song bằngcách này hay cách khác, người ta không để hai ông đứng ngoài cuộc Từ bức thư ký tên Einstein Một ngày mùa hè năm 1939, trong bầu không khí ngột ngạt mùi thuốc súngngay bên thềm thế chiến hai, L. Szilard và E. Wigner, hai nhà vật lý trẻ gốc Hungarynhập cư sang Mỹ, đi tìm Einstein ở Long Island trong một sứ mạng lịch sử. Vàochuyện, Szilard kể cho Einstein nghe thí nghiệm nhân neutron cùng với những tínhtoán về phản ứng dây chuyền trong môi trường uranium-graphit của mình. Khôngngại phật lòng, Einstein cắt lời người bạn trẻ từng quen biết trước đây ở Đức: Tôichưa bao giờ nghĩ như thế! Nhưng ngay sau đó, Einstein lại niềm nở hứa sẽ làmmọi việc để báo động Chính phủ Mỹ về khả năng chế tạo bom nguyên tử. Thế là cómột cuộc hẹn thứ hai sau vài ngày. Lần này Edward Teller, người sau này là cha đẻbom khinh khí Mỹ, lái xe chở Szilard đến gặp Einstein. Szilard chấp bút sẵn bức thưgửi Tổng thống Roosevelt, Einstein chỉ ký. Thưa ngài Những công trình gần đây của E. Fermi và L. Szilard, mà tôi đã có bản thảotrong tay, khiến tôi dự kiến rằng nguyên tố uranium có thể trở thành một nguồnnăng lượng mới và quan trọng trong tương lai gần đây. Một số vấn đề nảy sinh từtình hình hiện nay đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ, và nếu cần, có hành động kịp thờivề phía chính phủ. Do đó thiết nghĩ tôi phải có bổn phận trình lên ngài những thôngtin và khuyến cáo sau đây. Trong vòng 4 tháng gần đây - qua các công trình của Joliot ở Pháp cũng nhưFermi và Szilard ở Mỹ - dường như đã xuất hiện khả năng thực hiện phản ứng dâychuyền trong khối uranium, từ đó có thể sản sinh ra năng lượng khổng lồ và mộtlượng vô cùng lớn những nguyên tố (phóng xạ) giống như radium. Hiện nay có thểnói khá chắc chắn rằng việc này có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt. Hiện tượng mới này cũng sẽ dẫn đến việc chế tạo ra những quả bom, và ta cóthể tin - mặc dù ít chắc chắn hơn - rằng những quả bom cực mạnh kiểu mới đó sẽ cóthể chế tạo được. Chỉ cần một quả bom loại này được chở đến cảng bằng thuyền vàcho nó nổ tung sẽ phá hủy toàn bộ cảng và một số khu vực xung quanh. Tuy nhiên,chúng lại quả nặng để chở trên máy bay. Mỹ chỉ có một trữ lượng vừa phải những quặng uranium nghèo. Quặng tốtnhất hiện nay chỉ có ở Canada, Tiệp Khắc, nhưng nguồn uranium quan trọng nhấtvẫn là Congo thuộc Bỉ. Trước tình hình trên, chắc ngài sẽ thấy nên có mối quan hệ thường xuyên giữachính phủ và nhóm các nhà vật lý đang nghiên cứu phản ứng dây chuyền ở Mỹ. Đểlàm việc này ngài có thể ủy quyền cho một người đủ tin tưởng với một chức danhkhông chính thức. Người này có nhiệm vụ như sau: a) Tiếp cận các cơ quan chính phủ để cung cấp thông tin và khuyến cáo nhữnghành động cần thiết, đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo nguồn cung cấp quặnguranium cho Mỹ. b) Đẩy nhanh các nghiên cứu thực nghiệm mà hiện mới chỉ tiến hành với ngânsách hạn chế ở các trường đại học, bằng cách cung cấp kinh phí, qua việc tiếp xúcvới các cá nhân mong muốn đóng góp vào mục đích này, hoặc cũng có thể qua hợptác với các phòng thí nghiệm ở nhà máy có các thiết bị cần thiết. Tôi được biết nước Đức hiện đang ngừng việc bán uranium từ những mỏ ởTiệp Khắc mà họ chiếm được. Hành động kịp thời đó của Đức có thể hiểu được nếucăn cứ trên việc người con trai của một thứ trưởng trong chính phủ, von Weizsacker,đã về làm việc tại Viện Kaiser-Wilhelm ở Berlin và đang tiến hành lặp lại một số thínghiệm về uranium của Mỹ ở đó. Kính thư A. Einstein Weizsacker được nhắc đến ở đoạn kết trong bức thư không chỉ bởi là conmột quan chức lớn của Đức quốc xã. Là một nhà vật lý có tài, Weizsacker đã để lạicông thức bán thực nghiệm nổi tiếng về năng lượng liên kết các nuclon trong hạtnhân, làm cơ sở để tính toán các phản ứng hạt nhân, phóng xạ và phân hạch.Weizsacker cùng với Heisenberg đã lãnh đạo chương trình nghiên cứu uraniumcủa Đức quốc xã. Tới những bức thư của Bohr Tháng 9/1941 Heisenberg và Weizsacker sang gặp Bohr ở Copenhagen đangbị Đức chiếm. Nội dung cuộc gặp mặt này lần đầu tiên được công bố trong cuốnsách Sáng hơn nghìn mặt trời của nhà báo Thụy Sĩ Robert Jungk xuất bản năm1956 do chính Heisenberg cung cấp thông tin. Heisenberg thừa nhận không nhớchính xác hết mọi chuyện, nhưng nội dung đại khái như sau: H. Anh nghĩ thế nào nếu các nhà vật lý trong thời gian chiến tranh dốc sức vàovấn đề uranium? B. (nỗi sợ hãi hiện trên nét mặt) Vậy anh có thực sự tin rằng phân hạchuranium có thể sử dụng làm vũ khí không? H. Tôi tin về nguyên tắc, có điều nó đòi hỏi những triển khai kỹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: