Danh mục

Dấu ấn của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết Tân tả thực Tiểu thuyết Tân tả thực bắt nguồn từ “tiểu thuyết tầm căn”, sau khi mọi giá trị lí tưởng đã mất đi, giá trị kinh tế biến thành trung tâm của mọi giá trị, văn học bước vào thời kì trầm lắng, tác gia không còn đứng trên đỉnh cao kim tự tháp để vẽ nên mọi ước mơ, lí tưởng mà là một người dân bình thường quan tâm đến cuộc sống đời thường, và thế là tiểu thuyết Tân tả thực đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2 Dấu ấn của chủ nghĩa Hậuhiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2 Tiểu thuyết Tân tả thực Tiểu thuyết Tân tả thực bắt nguồn từ “tiểu thuyết tầm căn”, sau khi mọi giá trị lítưởng đã mất đi, giá trị kinh tế biến thành trung tâm của mọi giá trị, văn học bước vào thờikì trầm lắng, tác gia không còn đứng trên đỉnh cao kim tự tháp để vẽ nên mọi ước mơ, lítưởng mà là một người dân bình thường quan tâm đến cuộc sống đời thường, và thế là tiểuthuyết Tân tả thực đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. Tiểu thuyết Tân tả thực được đánhdấu bằng sự xuất hiện của hai tác phẩm cùng viết năm 1987:Phong cảnh của PhươngPhương và Cuộc đời buồn khổ của Trì Lợi. Tiểu thuyết Tân tả thực kế thừa truyền thốngcủa chủ nghĩa hiện thực, tái hiện một cách chân thực, chuẩn xác sự đa hình đa vẻ của cuộcsống hiện thực. Tuy nhiên, tiểu thuyết Tân tả thực lại không giống văn học chủ nghĩa hiệnthực trước kia, chúng không mang phong cách phê phán sắc bén của chủ nghĩa hiện thực,không mang phong cách đầy nhiệt huyết của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa màphần lớn các tác phẩm này đều thể hiện khuynh hướng xóa bỏ chủ thể, bình diện hóa, tínhđa nguyên, tính không xác định..., các khuynh hướng này đã thể hiện lập trường giá trị vànền tảng mĩ học của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Các tiểu thuyết gia Tân tả thực gồm Phương Phương, Trì Lợi, Lưu Hằng, Lí Hiểu,Liêm Thanh, Chu Mai Thâm, Dương Tranh Quang, Lưu Chấn Vân, Chử Phúc Kim, DiêmLiên Khoa..., trong đó Lí Hiểu, Liêm Thanh, Đương Tranh Quang được một số người coi làtác gia Tiền phong, và một số tác phẩm của các nhà văn Tiền phong như Tô Đồng, Dư Hoa,Cách Phi, Diệp Triệu Ngôn cũng được liệt vào hàng các tác phẩm của tiểu thuyết Tân tảthực. Điều này cho thấy các tiểu thuyết gia Tiền phong và tiểu thuyết gia Tân tả thực đangcó xu hướng “nhập dòng”. Tạp chí Chung sơn số 3 năm 1989 có định nghĩa: “Tiểu thuyết Tân tả thực, nói một cáchđơn giản là không giống với chủ nghĩa hiện thực từng xuất hiện trong lịch sử, cũng khônggiống với văn học “phong trào Tiền phong” của chủ nghĩa hiện đại, mà là một khuynh hướngvăn học mới xuất hiện trong vài năm gần đây, trong giai đoạn mà sáng tác tiểu thuyết rơi vàotrạng thái trầm lắng. Phương pháp sáng tác của các tiểu thuyết Tân tả thực vẫn lấy việc tả thựclàm đặc trưng chủ yếu, nhưng các tác phẩm này đặc biệt chú ý tới việc trả lại cho cuộc sốnghiện thực diện mạo, hình thái ban đầu, thẳng thắn đối mặt với cuộc sống hiện thực. Mặc dù xétvề tinh thần văn học tổng thể, vẫn có thể quy tiểu thuyết Tân tả thực vào phạm trù chủ nghĩahiện thực, nhưng rõ ràng các sáng tác của tiểu thuyết Tân tả thực đã có sự gợi mở và nội hàmmới, hấp thu các ưu điểm về thành tựu nghệ thuật của các trường phái của chủ nghĩa hiện đại.Một đặc điểm khác của tiểu thuyết Tân tả thực trong quá trình quan sát cuộc sống, nắm bắt thếgiới là không những có ý thức đương đại rõ nét mà còn thấm nhuần các ý thức lịch sử, triếthọc. Nó đã làm mờ nhạt màu sắc chính trị thể hiện rất rõ trong chủ nghĩa hiện thực giảtạo(2) trước kia và theo đuổi một thế giới văn học phong phú hơn, sâu rộng hơn”. Đoạn văn nàyđã chỉ ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết tân tả thực và chủ nghĩa hiện thực truyền thống và sựkhác biệt giữa tiểu thuyết Tân tả thực và chủ nghĩa hiện thực giả tạo, đồng thời cũng chỉ ranhững ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tiểu thuyết Tân tả thực, nhưng tiểu thuyết Tântả thực cũng không phải là chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là phần giớithiệu về tiểu thuyết Tân tả thực này không đề cập tới mối quan hệ giữa chủ nghĩa Hậu hiện đạivà Tân tả thực. Có lẽ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giữa những năm 80-90 của thếkỉ XX, chủ nghĩa hiện đại đã gây ảnh hưởng lớn tới giới văn nghệ Trung Quốc, nhưng thực tếcó một số yếu tố lại thuộc phạm trù chủ nghĩa Hậu hiện đại. Trong khoảng thời gian này, ởTrung Quốc, cả hai khái niệm: chủ nghĩa Hiện đại và chủ nghĩa Hậu hiện đại chưa được táchbạch rõ ràng, nhưng trong thực tế sáng tác, rất nhiều tác gia Trung Quốc đã âm thầm chịu sựảnh hưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Vậy yếu tố Hậu hiện đại thể hiện trong tiểu thuyết Tântả thực là gì? Các yếu tố Hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tân tả thực chủ yếu được thể hiện trên cácphương diện sau: Thứ nhất, lấy lối “tự sự độ không”(3) và “từ chối phán đoán”để thay thế sựcan thiệp tình cảm của chủ thể và sự phán đoán giá trị của chủ nghĩa hiện thực truyền thống.Văn học không còn là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống mà có cùng hơi thở, cùng số phậnvới cuộc sống đời thường. Ví dụ trong Cuộc đời buồn khổ, bằng lối kể chuyện đều đều nhưnước chảy, cuộc đời của nhân vật chính Ấn Gia Hậu được biến đổi cùng với sự biến đổi củacác mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống mà không có một trạng thái ổn định. Toàn bộ tácphẩm gây cho người ta cảm giác lặp đi lặp lại các câu chuyện thường ngày. Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: