Danh mục

Dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí kiến trúc đình làng ở Hội An

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí kiến trúc đình làng ở Hội An trình bày tổng quan đình làng ở Hội An – Quảng Nam; Dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn với nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng ở Hội An; Bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật thời Nguyễn tại các ngôi đình ở Hội An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí kiến trúc đình làng ở Hội AnTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) DẤU ẤN MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG Ở HỘI AN Nguyễn Thị Hồng Tươi Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Email: tuointh@dau.edu.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 17/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Người Việt có sự dịch chuyển không gian cư trú trong quá trình mở mang bờ cõi thì quan niệm, tư tưởng sẽ có những thay đổi nhất định. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng sẽ là nơi thể hiện rõ nhất điều này. Dưới thời nhà Nguyễn (1802 – 1945), nghệ thuật trang trí cung đình được xem như một xu hướng phát triển, có sự lan tỏa mạnh mẽ và được duy trì đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, những ngôi đình ở Hội An – Quảng Nam vừa mang tính dân gian vừa mang yếu tố của cung đình thông qua tài năng và tay nghề của các nghệ nhân. Sự kế thừa trong nghệ thuật trang trí của mỹ thuật thời Nguyễn đã có những cải biến, thay đổi để phù hợp với Hội An hơn. Điều đó được biểu hiện qua các đồ án, họa tiết trang trí, các dạng bố cục (ô hộc, đăng đối…), khảm sành sứ… Đây chính là các yếu tố đã góp phần khẳng định dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn đối với nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng ở Hội An. Một nền văn hóa luôn có sự vận động và có chiều sâu thẩm mỹ thì luôn chứa đựng trong mình những phong cách, đặc điểm văn hóa vùng rất rõ nét. Điều này được chứng minh thông qua những giá trị nghệ thuật tinh tế được pha trộn trên dải đất di sản miền Trung - Huế - Hội An. Từ khóa: Kiến trúc đình làng, mỹ thuật thời Nguyễn, nghệ thuật trang trí.1. MỞ ĐẦU Đô thị cổ Hội An có đường bộ nối liền với kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc,cùng với chính sách thông thoáng của chúa Nguyễn, Hội An đã phát triển thànhthương cảng quốc tế quan trọng và là một trung tâm thương mại sầm uất nhất ĐàngTrong. Theo đó, nghệ thuật trang trí trên kiến trúc thời nhà Nguyễn phát triển và tạođược sự lan tỏa mạnh mẽ đến các công trình kiến trúc ở Hội An. Tiêu biểu có thể kểđến nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các ngôi đình của người Việt ở Hội An đã có sự 137Dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí kiến trúc đình làng ở Hội Ankế thừa của mỹ thuật thời Nguyễn thông qua đề tài, đồ án trang trí, bố cục, chất liệu,màu sắc… Để bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật độc đáo này cần có nhữngnhận định rõ ràng hơn về sự kế thừa, tiếp thu những thành tựu nghệ thuật truyềnthống với nghệ thuật đương đại. Thông qua việc thu thập và phân tích, tham khảo cáctài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu đi trước kết hợp với phương pháp nghiêncứu điều tra, phỏng vấn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để đánh thức các ngôiđình, tạo điều kiện để nó hòa vào dòng chảy đương đại. Đây được xem là sự kết nốinhân văn giữa quá khứ và hiện tại để tạo nên những giá trị nghệ thuật đích thực màcác ngôi đình ở Hội An vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Các ngôi đình được đánhthức với những hoạt động truyền thống thu hút người dân bản địa và khách du lịch,mang đến cho các công trình di sản một đời sống mới. Đây là xu hướng phát triển củathời đại nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng hay còn gọi là xu hướng phát triển bềnvững.NỘI DUNG1.1. TỔNG QUAN ĐÌNH LÀNG Ở HỘI AN – QUẢNG NAM Đình làng ra đời từ đất Bắc, theo dòng người đi chuyển dần về phương Nam vànó được biến đổi dần để thích hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử, kinh tế, văn hóa...Khi đến Hội An, có nền kinh tế chủ đạo là sông nước biển cả, thì đình làng cũng có sựbiến đổi nhất định. Vào thế kỷ XVIII, nó đã nghiêng sang yếu tố thờ cúng của một ngôiđền. Tuy nhiên đường nét mỹ thuật của các ngôi đình vẫn thể hiện rõ tính trữ tình,uyển chuyển, mềm mại, đầm ấm, có sự hạn chế hơn về sinh hoạt, dân gian. Sự tồn tạicủa các ngôi đình trên khắp đất nước như một biểu hiện của sự thống nhất về văn hóavà không khỏi có sự tác động của triều đình nhà Nguyễn. Năm 1570, Nguyễn Hoàng mở rộng và phát triển vùng đất Quảng Nam. Đếncuối thế kỷ XVI, XVII, nhiều làng xã ở Hội An được hình thành như: Xuân Mỹ, Hội An,Thanh Châu, Đế Võng, Kim Bồng… Như vậy, theo thống kê ở Hội An có khoảng hơn20 làng xã được thành lập từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Cùng với việc lập làng, xãthì một loạt các công trình di tích thờ cúng tín ngưỡng tôn giáo được xây dựng như:Đình, Chùa, Miếu… Từ đó, có thể thấy đình ở Hội An hình thành khá muộn so vớiđình làng ở Bắc Bộ. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích HộiAn, hiện nay còn khoảng 24 đình làng/ấp của người Việt. 138TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Bảng 1. Thống kê các ngôi đình ở Hội An hiện nay TT Tên đình Địa chỉ hiện nay1. Đình làng 01 Đình Xuân Mỹ Nam Diêu – Thanh Hà 02 Đình Thanh Hà Hậu Xá – Thanh Hà 03 Đình Cẩm Phô Hoài Phô - Cẩm Phô 04 Đình ông Voi An Thái– Minh An 05 Hội An tiên tự An Thái – Minh An Đình Minh Hương 06 An Định – Minh An (Tụy tiên đường Minh Hương) 07 Đình Sơn Phong ...

Tài liệu được xem nhiều: