Bài viết Nghiên cứu về dấu ấn văn hóa Tày trong tản văn của Y Phương, nhằm chỉ ra và khẳng định nét độc đáo trên một số khía cạnh của văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh và hơn hết là khát vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Tày trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn văn hóa Tày qua tập tản văn tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm của Y PhươngDẤU ẤN VĂN HÓA TÀY QUA TẬP TẢN VĂN THÁNG GIÊNG, THÁNGGIÊNG MỘT VÒNG DAO QUẮM CỦA Y PHƯƠNGTRẦN CÔNG VĂNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếHOÀNG ĐỨC KHOANhà xuất bản Đại học HuếTóm tắt: Trong tập tản văn “Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm”của Y Phương, mảng viết về văn hóa Tày chiếm một số lượng khá lớn. Đó lànhững trang viết được chắt ra từ máu của tâm hồn nhà văn nên nó thật nặnglòng. Bài nghiên cứu về dấu ấn văn hóa Tày trong tản văn của Y Phương,nhằm chỉ ra và khẳng định nét độc đáo trên một số khía cạnh của văn hóa ẩmthực, văn hóa tâm linh và hơn hết là khát vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹpcủa văn hóa Tày trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế.Trong văn học Việt Nam hiện đại, mảng sáng tác về miền núi chiếm vị trí quan trọng.Những nhà văn vùng cao đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại những âm điệu mớicho nền văn học dân tộc. Y Phương là một trong số những người tiêu biểu như thế. Ngườicon trai làng Hiếu Lễ ấy, tên đầy đủ là Hứa Vĩnh Sước (1948). Từ cậu bé Tày chân trần,trải qua bao giông gió cuộc đời, Y Phương đã gây sự chú ý cho người đọc. Nếu trước đâyngười ta thường nhớ về Y Phương qua các tập thơ Tiếng hát tháng giêng (1987), Lời chúc(1991), Đàn then (1996), Chín tháng (trường ca) và đặc biệt là bài thơ nổi tiếng “Nói vớicon” thì nay ông lấn sang một địa hạt mới và để lại dấu ấn khá đặc biệt - đó là tản văn.Năm 2009 tập tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (đạt giải B của HộiVăn học nghệ thuật dân tộc thiểu số Việt Nam) ra đời như là một phần thưởng xứng đángcho tinh thần sáng tạo của nhà văn miền sơn cước này.Nếu thơ Y Phương là tiếng nói mạnh mẽ của một sức sống, một tình yêu không thể hoàlẫn với bất kỳ ai, thì trong tản văn một lần nữa Y Phương lại tô đậm thêm bản sắc củachính mình, của dân tộc mình. Tác phẩm của Y Phương góp phần làm giàu bản sắc vănhóa Tày nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung trong thời đại mới.Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, văn hóa “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chấtvà tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trongsự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [6, tr. 27].Như vậy, văn hóa chính là cái cốt tủy của mỗi dân tộc. Khai thác những nét đẹp văn hóadân tộc luôn là khát vọng của nhiều người cầm bút - Y Phương là một trong số đó. VớiTháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm, nhà văn đã khám phá nét độc đáo trongvăn hóa của người Tày Nùng.1. VẺ ĐẸP VĂN HÓA DÂN TỘC TÀYTrước hết là văn hóa ẩm thực. Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 65-7166TRẦN CÔNG VĂN - HOÀNG ĐỨC KHOAVăn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thứcuống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Ăn uống là một bộ phận thiết yếu cấuthành bản sắc văn hóa dân tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của mộtdân tộc. “Từ ngàn xưa, Việt Nam ăn đâu phải chỉ để ăn no mà còn để thưởng thức, ănngon, mà “ngon” hay “ngon miệng” là một phạm trù lớn của nghệ thuật ẩm thực đấychứ. Và uống cũng vậy. Thì ai cũng biết uống ban đầu là để thỏa mãn nhu cầu của cáikhát (…). Nhưng rồi với diễn trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống như thế nào,uống lúc nào lại cũng trở thành nghệ thuật ” [3, tr. 410].Trên phương diện mĩ học, ăn uống trong giá trị tự thân của nó đã trở thành một nét đẹpvăn hóa được lưu truyền trong mỗi cộng đồng người. Nó kết tinh tri thức về thiên nhiên,tập quán, tính thẩm mĩ, cách ứng xử của từng vùng cư dân, từng quốc gia. Với phươngchâm “dựa vào quê mình để nói về quê mình”, Y Phương nhiệt thành giới thiệu nhữngmón ăn mang đặc trưng của vùng Tây Bắc như: vịt quay, phở chua, bánh áp chao, xôi ngũsắc, chân giò hầm hạt dẻ, đặc biệt là món bánh cuốn Cao Bằng “ngon không gì sánhđược… có mùi thơm như cốm mới. Bánh cuốn Cao Bằng không có vị chua vì người talàm bánh không cho bất cứ phụ gia nào ngoài gạo” (Ăn cái tình). Còn món xôi đen “trởthành một món ăn đặc sản không đâu có” (Dân Co Xàu hát Woàng dzà). Bên cạnh đó, cónhững thức quà thật dân dã như hạt dẻ ở Trùng Khánh mà đi đâu người ta cũng không baogiờ quên: “Hạt dẻ Trùng Khánh xịn, vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Nếu đem luộc, hấphoặc mang vào lò nướng chín bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Ngọt bùi tự nhiên”(Về Trùng Khánh mà nghe hạt dẻ). Hẳn Y Phương phải rất tự hào về quê hương TrùngKhánh vì ẩm thực ở đây không chỉ phong phú mà còn mang những nét rất riêng, trở thànhđặc sản của vùng Tây Bắc. Thật ấn tượng khi nghe Y Phương giới thiệu cách làm mónbánh dày nhân trứng kiến: “Loại bánh mà tôi chưa từng thấy ở đâu có. Trứng kiến lấy vềlàm sạch cho vào chõ hấp chín. Bỏ trứng ra cho vào chảo xào mỡ gà. Mỡ gà cho mùithơm, ngậy. Còn trứng kiến có màu óng vàng. Khi nặn thành bánh, người ta cho trứnglàm nhân. Khi ăn thấy bùi và có cảm giác có nóng đang bò loang ra trên mặt. Thúc hơicay của mùi loài kiến lên sống mũi” (Thanh minh trong tiết tháng ba).Ngoài ra, Y Phương còn viết về nhiều món ăn mà có lẽ chỉ vùng quê nhà văn mới có,mới độc đáo như thế. Từ món cá trầm hương rán vàng đến món gà trống thiến luộc bằngđinh rồi thịt lợn quay nhồi lá mác mật… đều gây ấn tượng với người đọc.Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực, ngoài cách chế biến, bày biện không thể không nhắc đếncách thưởng thức các món ăn. Y Phương đã khám phá ra những nét đẹp trong “văn hóaăn” của người Tày, đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nó khôngcó kiểu cách, ăn để được lòng người như đất Hà Thành mà với người dân bản xứ, ăn làăn cái tình “ăn bánh mà như xông hơi mới đã. Bao nhiêu cơn gió độc theo mồ hôi đi rangoài. Bao nhiêu nỗi buồn bực cho vào lò lửa thiêu cháy rụi. Chỉ còn tiếng khà! Tiếngrụp! Tiếng rột! Đặc biệt là tiếng cười sảng khoái của thực khách” (Ăn cái tình). Cáchứng xử của người ...