Dấu ấn văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hoàng Cầm
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này tập trung làm rõ các đặc trưng văn hoá, nghệ thuật lưu giữ trong ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích văn bản, nghiên cứu chỉ rõ ngôn ngữ là chất liệu, đối tượng sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Cầm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hoàng Cầm DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM HOÀNG THỊ HUẾ1,*, TRẦN THỊ NGÂN THUỶ2, NGUYỄN PHƯỚC MINH NHẬT3,** 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: hoangthihue@dhsphue.edu.vn ** Email: npmnhat@ dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung làm rõ các đặc trưng văn hoá, nghệ thuật lưu giữ trong ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích văn bản, nghiên cứu chỉ rõ ngôn ngữ là chất liệu, đối tượng sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Cầm. Với ông, ngôn ngữ không chỉ tồn tại như một mã văn hoá, là phương tiện, hình thức để biểu đạt những giá trị, mà còn được sáng tạo mới lạ, độc đáo, chứa những trường liên tưởng bất ngờ, thú vị, vượt qua lớp ngữ nghĩa thông thường của câu chữ để biểu đạt nhiều tầng/ lớp nghĩa mới. Từ khoá: Ngôn ngữ, văn hoá, huyền thoại, thơ Hoàng Cầm, lạ hoá.1. MỞ ĐẦUTrên hành trình tìm đến văn chương và thi ca, Hoàng Cầm xem đó không chỉ là cái duyên,mà còn là thiên mệnh. Quả thật như vậy, hồn thơ Hoàng Cầm là sự say đắm khôn nguôivới cuộc đời, con người và thi ca. Hơn 50 năm, từ khi cầm bút cho đến lúc chính thức“trở về” với con sông Đuống, Hoàng Cầm đã có một gia tài thơ khá đồ sộ. Hoàng Cầm lànhà thơ hiện đại nổi tiếng với phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo, thi pháp thơ mới lạ.Ông xây dựng mã ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu tượng, giàu tính nhạc, được “lạ hóa”.Ngôn ngữ thơ ông có đóng góp quan trọng trong đổi mới nghệ thuật thơ Việt Nam hiệnđại. Thế giới nội tâm của con người vốn sâu thẳm, lại mong manh, mơ hồ. Nên, HoàngCầm, trong “cuộc trở về quá khứ” bằng tưởng tượng, chìm sâu vào bản thể tâm hồn, đểthấu hiểu và thể hiện được thế giới ấy, đã sáng tạo hệ thống ngôn ngữ mới, lạ, độc đáo,qua những liên tưởng bất ngờ, thú vị, vượt qua lớp ngữ nghĩa thông thường của câu chữđể biểu đạt nhiều tầng/ lớp nghĩa mới.2. NỘI DUNG2.1. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hoá, huyền thoạiTrong thơ Hoàng Cầm, vùng quê Kinh Bắc hiện lên có vẻ cũng như những nông thônkhác của Việt Nam, với những hội hè, chùa chiền, với đồng chiều, cuống rạ, dây bìmbìm..., nhưng thực tế, đây là vùng quê Kinh Bắc được sáng tạo lại mang màu sắc bất tửtrong tâm tưởng Hoàng Cầm. Nó là tâm cảnh của thi nhân, nằm trong không gian của sựvĩnh cửu và nằm ngoài sự chảy trôi của thời gian vật lý.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 1(61)/2021: tr.13-21Ngày nhận bài: 01/02/2021; Hoàn thành phản biện: 18/02/2021; Ngày nhận đăng: 25/02/202114 HOÀNG THỊ HUẾ và cs.Những bức tâm cảnh thuở ấu thơ, những sinh hoạt hội hè xứ Kinh Bắc, những con ngườiđời thường mang màu sắc huyền thoại, cả động vật, cây cỏ... đều được tác giả miêu tả quamột hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu tượng mang nhiều tầng bậc ý nghĩa như: nắng(nắng phù sa, nắng hiện hình, nắng vãn bên sông, chuồn chuồn khiêng nắng, nắng lươncồn xanh, nắng ấu thơ, lộng nắng tàn xuân...), mưa (mưa ái phi, mưa e ấp, mưa lơi, tócmưa nghiêng đầu, mưa khép nép, gặm cỏ mưa phùn, cung vua mưa chơi...), trăng (lòa lõathân trăng, vết bóng trăng thừa, góc tuần trăng, trăng lên chém đầu ngọn gió...), cỏ (cỏBồng thi, cỏ thiên đồng, cỏa úa, cỏ ba tầng, cỏ đắng...), lá (lá Diêu bông, lá hiện hình, lálan đao, lá bẽ bàng, lá nguyền, lá chìm...). Ngay cả hình ảnh chiếc Yếm - một loại trangphục của phụ nữ nông thôn xưa, khi vào thơ Hoàng Cầm đã mang vẻ đẹp văn hóa, nhưnhững nhịp cầu nối giữa cõi Đời và cõi Đạo, cho sự thăng hoa của cái đẹp: Chùa PhậtTích duỗi trong màn lụa bạch/ Tượng Quan Âm má ửng bồ quân/ Chuông chùa cởi yếm/Chuông sớm đội khăn (Đêm Thủy – Hoàng Cầm); Ngất ngư ơ kìa Anh vỗ nhịp/ bay cờtriệu yếm ríu rít ca/ ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội/ (...) thả búp căng tròn nuột ấy ơi/(...)Nguồn sống tuôn thơm nhựa ứ đầy/ đã phanh yếm mỏng thì quăng hết/ những nếpxiêm hờ giả bộ ngây” (Hội yếm bay). Có thể thấy, các chuẩn mực đạo đức biểu hiện trongvăn học đương đại Việt Nam, cũng chịu tác động và mang dấu ấn văn hoá của mỗi thờikỳ, thể hiện sự chấp nhận một trật tự chuẩn mực mới: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hoàng Cầm DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM HOÀNG THỊ HUẾ1,*, TRẦN THỊ NGÂN THUỶ2, NGUYỄN PHƯỚC MINH NHẬT3,** 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: hoangthihue@dhsphue.edu.vn ** Email: npmnhat@ dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung làm rõ các đặc trưng văn hoá, nghệ thuật lưu giữ trong ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích văn bản, nghiên cứu chỉ rõ ngôn ngữ là chất liệu, đối tượng sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Cầm. Với ông, ngôn ngữ không chỉ tồn tại như một mã văn hoá, là phương tiện, hình thức để biểu đạt những giá trị, mà còn được sáng tạo mới lạ, độc đáo, chứa những trường liên tưởng bất ngờ, thú vị, vượt qua lớp ngữ nghĩa thông thường của câu chữ để biểu đạt nhiều tầng/ lớp nghĩa mới. Từ khoá: Ngôn ngữ, văn hoá, huyền thoại, thơ Hoàng Cầm, lạ hoá.1. MỞ ĐẦUTrên hành trình tìm đến văn chương và thi ca, Hoàng Cầm xem đó không chỉ là cái duyên,mà còn là thiên mệnh. Quả thật như vậy, hồn thơ Hoàng Cầm là sự say đắm khôn nguôivới cuộc đời, con người và thi ca. Hơn 50 năm, từ khi cầm bút cho đến lúc chính thức“trở về” với con sông Đuống, Hoàng Cầm đã có một gia tài thơ khá đồ sộ. Hoàng Cầm lànhà thơ hiện đại nổi tiếng với phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo, thi pháp thơ mới lạ.Ông xây dựng mã ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu tượng, giàu tính nhạc, được “lạ hóa”.Ngôn ngữ thơ ông có đóng góp quan trọng trong đổi mới nghệ thuật thơ Việt Nam hiệnđại. Thế giới nội tâm của con người vốn sâu thẳm, lại mong manh, mơ hồ. Nên, HoàngCầm, trong “cuộc trở về quá khứ” bằng tưởng tượng, chìm sâu vào bản thể tâm hồn, đểthấu hiểu và thể hiện được thế giới ấy, đã sáng tạo hệ thống ngôn ngữ mới, lạ, độc đáo,qua những liên tưởng bất ngờ, thú vị, vượt qua lớp ngữ nghĩa thông thường của câu chữđể biểu đạt nhiều tầng/ lớp nghĩa mới.2. NỘI DUNG2.1. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hoá, huyền thoạiTrong thơ Hoàng Cầm, vùng quê Kinh Bắc hiện lên có vẻ cũng như những nông thônkhác của Việt Nam, với những hội hè, chùa chiền, với đồng chiều, cuống rạ, dây bìmbìm..., nhưng thực tế, đây là vùng quê Kinh Bắc được sáng tạo lại mang màu sắc bất tửtrong tâm tưởng Hoàng Cầm. Nó là tâm cảnh của thi nhân, nằm trong không gian của sựvĩnh cửu và nằm ngoài sự chảy trôi của thời gian vật lý.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 1(61)/2021: tr.13-21Ngày nhận bài: 01/02/2021; Hoàn thành phản biện: 18/02/2021; Ngày nhận đăng: 25/02/202114 HOÀNG THỊ HUẾ và cs.Những bức tâm cảnh thuở ấu thơ, những sinh hoạt hội hè xứ Kinh Bắc, những con ngườiđời thường mang màu sắc huyền thoại, cả động vật, cây cỏ... đều được tác giả miêu tả quamột hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu tượng mang nhiều tầng bậc ý nghĩa như: nắng(nắng phù sa, nắng hiện hình, nắng vãn bên sông, chuồn chuồn khiêng nắng, nắng lươncồn xanh, nắng ấu thơ, lộng nắng tàn xuân...), mưa (mưa ái phi, mưa e ấp, mưa lơi, tócmưa nghiêng đầu, mưa khép nép, gặm cỏ mưa phùn, cung vua mưa chơi...), trăng (lòa lõathân trăng, vết bóng trăng thừa, góc tuần trăng, trăng lên chém đầu ngọn gió...), cỏ (cỏBồng thi, cỏ thiên đồng, cỏa úa, cỏ ba tầng, cỏ đắng...), lá (lá Diêu bông, lá hiện hình, lálan đao, lá bẽ bàng, lá nguyền, lá chìm...). Ngay cả hình ảnh chiếc Yếm - một loại trangphục của phụ nữ nông thôn xưa, khi vào thơ Hoàng Cầm đã mang vẻ đẹp văn hóa, nhưnhững nhịp cầu nối giữa cõi Đời và cõi Đạo, cho sự thăng hoa của cái đẹp: Chùa PhậtTích duỗi trong màn lụa bạch/ Tượng Quan Âm má ửng bồ quân/ Chuông chùa cởi yếm/Chuông sớm đội khăn (Đêm Thủy – Hoàng Cầm); Ngất ngư ơ kìa Anh vỗ nhịp/ bay cờtriệu yếm ríu rít ca/ ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội/ (...) thả búp căng tròn nuột ấy ơi/(...)Nguồn sống tuôn thơm nhựa ứ đầy/ đã phanh yếm mỏng thì quăng hết/ những nếpxiêm hờ giả bộ ngây” (Hội yếm bay). Có thể thấy, các chuẩn mực đạo đức biểu hiện trongvăn học đương đại Việt Nam, cũng chịu tác động và mang dấu ấn văn hoá của mỗi thờikỳ, thể hiện sự chấp nhận một trật tự chuẩn mực mới: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ Hoàng Cầm Ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm Lạ hoá ngôn ngữ Tính triết lí trong thơTài liệu liên quan:
-
Đặc trưng giới trong thơ nữ Việt Nam từ sau đổi mới
11 trang 123 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy
62 trang 66 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn hóa Kinh Bắc - Vùng thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm
166 trang 41 0 0 -
Giáo trình Lịch sử nghệ thuật (Tập 1): Phần 1
137 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn: Phần 1
75 trang 28 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
51 trang 28 0 0 -
Một số đặc điểm về ngữ âm trong thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp
7 trang 27 0 0 -
Dòng Chảy Của Nghệ Thuật Thị Giác
5 trang 27 0 0 -
117 trang 19 0 0
-
Đề kiểm tra HK2 Ngữ Văn 10 (2011-2012)
8 trang 19 0 0