Trước mặt làng Đồng là đường quốc lộ, sau làng là núi Động Thờ cao ngất nghểu, mái dốc phơi những lối mòn trườn ngoằn ngoèo tựa chỉ rối. Trên đỉnh núi có ngôi miếu cổ thờ thần Nông,vị thủy tổ hết thảy nông dân dưới mặt đất,hằng đêm vẫn ngự trên cánh đồng tinh tú bên dòng Ngân Hà vĩ đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu Chân TiênDấu Chân Tiên Sưu Tầm Dấu Chân Tiên Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 19-October-2012Trước mặt làng Đồng là đường quốc lộ, sau làng là núi Động Thờ cao ngất nghểu, mái dốc phơinhững lối mòn trườn ngoằn ngoèo tựa chỉ rối. Trên đỉnh núi có ngôi miếu cổ thờ thần Nông,vịthủy tổ hết thảy nông dân dưới mặt đất,hằng đêm vẫn ngự trên cánh đồng tinh tú bên dòngNgân Hà vĩ đại.Ngôi miếu rất linh thiêng, người hàng huyện kéo nhau lên núi dịp lễ hội sau mỗivụ gặt đông như bầy kiến đủ màu sắc. Người ta tin ông thần Nông có tấm lòng nhân hậu cao cảkhiến mưa thuận gió hòa, phù hộ nông dân được mùa.Ngôi miếu xây từ thời xưa, mái ngói rêuphủ dày, những gốc duối già nua còi cọc bao quanh khuôn viên mùa hè trái chín vàng ươm, mùađông trụi lá trơ cành trông chẳng khác rặng san hô xám xịt. Mỗi khi bò lạc, lợn sổng chuồngthân chủ thường lên cầu khẩn Ngài chỉ lối đi tìm, mất bò phải lạy thêm ông Bò - khối đá giốngchú bò nằm nhơi cỏ sau buổi cày mệt nhọc, mất lợn phải lạy thêm ông Lợn - hòn đá lưng oằnbụng võng hệt chú ỉn đang dụi mõm xuống đất.Ông Bò ông Lợn ngự hai bên tả hữu lối vào cửamiếu. Phía sau khuôn viên vách đá dựng xiên xiên chờm ra miệng vực sâu thăm thẳm, lăn cụcđá xuống tiếng động dội lên âm vang đổ hồi. Gọi là vực Tiên vì trên vách đá láng mượt lưu lạimột dấu chân phải thanh mảnh của Tiên nữ.Dấu chân con gái Ngọc Hoàng nên gót son mềmmại, năm ngón vừa chụm vừa thon thả.Cỡ dấu chân đàn bà làng Đồng không có ai ướm vừa.Bàn chân các bà to bè bàn vét, ngón tòe ra tứ tung do phải gánh nặng từ bé. Những người hiếmmuộn hay lên đây cầu tự. Xin con trai ướm bảy lần, xin con gái ướm chín lần chân mình vào dấuchân Tiên...Đàn bà duyên phận lỡ làng vô tình hay hữu ý tò mò đạp lên dấu chân Tiên về nhà dễ bị cómang. Thời nào cũng có những đứa trẻ con Tiên, mẹ chúng thanh minh thế,hư thực ra sao thìchỉ Tiên mới biết. Có điều chẳng thấy đứa nào giống Tiên, toàn giống người trần.Ngày xưagiống ông lý trưởng, giống anh trương tuần, giống thằng mõ... Ngày nay giống ông chủ nhiệmHợp tác, giống anh cán bộ huyện về chỉ đạo cấy giống lúa cao sản, giống anh chỉ huy đoàn xequá cảnh sang Lào... Những đứa trẻ không bố bị người làng Đồng gọi là con Tiên . Tiếng con Tiên trở thành khẩu ngữ độc địa.- Ơ...cái thằng con Tiên. Con mẹ chết nửa đời nhà mày không dạy, đến đây tao dạy cho. Lãohọc Trị hay chửi những đứa trẻ dám trêu lão như thế. Nghe đồn, lão cũng là con Tiên, mẹ lãolà người bên kia núi, lỡ làng, đẻ trong khe, xấu hổ không dám bế về nhà, gặp người làng Đồngđi củi cho luôn khi còn đỏ hỏn.Một năm hai lễ tế thần Nông, rằm tháng Năm sau vụ chiêm gọi là cúng cơm mới, cỗ đơm cơmtẻ với đĩa cá thèn, rằm tháng Mười sau vụ mùa gọi là cúng xôi mới, cỗ đơm xôi với đĩa thịt gàTrang 1/17 http://motsach.infoDấu Chân Tiên Sưu Tầmmái dầu.Nhà tộc trưởng họ Trần đời đời thay nhau làm chủ tế. Điều đó hiển nhiên tồn tại khônghề sợ ai ghen tợ vì họ Trần là tộc lớn danh giá nhất vùng, chi phái khắp huyện. Rằm thánggiêng giỗ họ, cờ biển chưng ra đến mười tám vị quận công hiển đạt, đủ loại vinh quy ông nghè,thám hoa, bảng nhãn... từ xưa để lại, biến gian chánh điện giống kho hiện vật bảo tàng hay khođạo cụ của một xưởng phim chuyên quay đề tài cung đình.Thời vị Túự tài Trần Viên kế vị tộc trưởng kiêm vai chủ tế miếu thần Nông, học Trị là anh cùngđinh họ Trần làm thằng mõ ngoài đình, sai vặt trên miếu rất đắc lực. Học Trị có mỗi tật thamuống, sơ hở nậm rượu củ hành, chỉ tu một hơi trong nháy mắt. Dọn mâm lên, các cụ bực ghêlắm nhưng đành chịu thua thằng liều.Học Trị biết thế, nói xơn xớt: Thành Hoàng làng ta bợmnhỉ. Ngài thưởng một phát be rượu thành be nước lã .Tú Viên, học Trị, hai con người, một ông một thằng ở hai cực khinh trọng của làng Đồng cùngbên nhau phục vụ thần thánh. Cúng đình, tế miếu, giỗ họ, không thể thiếu hai người ấy.Nămlàng Đồng hợp tác hóa, Tú Viên đã có cháu nội. Thời buổi dân chủ kiểu ai cũng bằng ai, ngườita vẫn nể vì cụ như bậc tiên chỉ. Phong thái cụ nho nhã đĩnh đạc, khăn đóng áo dài, quần chúcbâu trắng, tóc búi củ hành, giọng nói sang sảng tiếng khánh đồng. Còn học Trị vẫn tứ cố vôthân, say rượu tối ngày ngất ngưởng.ở làng Đồng con trai ế vợ gọi là anh học,sang đến ngũ tuầnTrần Trị bị gọi là ông học, lão học là lẽ tất nhiên hàm ý coi thường thân phận hèn kém. Thờithế có làm cho học Trị thay đổi đôi chút hình thức.Gọt trọc đầu, búi tóc dài bốn gang tay đembện thành dây thừng buộc gọng vó kéo cá trời lụt.Chiếc quần gụ muôn thuở lưng lửng, giải rútlòng thòng hai đầu đính hai đồng tiền chinh thay bằng hai đồng năm xu nhôm. Bọn trẻ trâu pháthiện ra hỏi tại sao. Lão trả lời: Đổi đời rồi. Thời phong kiến thân tao đáng hai chinh, trămchinh mới đủ một quan tiền. Thời nay dân chủ cộng hòa, thân tao đáng một hào, mười hào làmột đồng đấy. Có lên giá, phải không mấy nhóc tì con Tiên ?.Làng Đồng vào hợp tác trăm phần trăm, nông dân làm ăn tập thể, việc thờ cúng bị coi là trò mêtín dị đoan của kẻ lạc hậu. Miếu thần Nông trên đỉnh Động Thờ hoang phế dần, cụ Tú già rồikhông thể leo lên núi săn sóc. Đình làng cải tạo thành kho lúa hợp tác, cây đa bị chặt để nớirộng sân phơi, cụ Tú mất chức trưởng tế và tiên chỉ còn mỗi chức tộc trưởng họ Trần, vài thángmở cửa nách vào nhà thờ dùng phất trần quét bụi bặm trên các bài vị. Hàng ngày cụ vẫn khôngquên lật đít bát mài mực dạy thằng Trì, cháu đích tôn, dăm ba chữ nằm lòng.- Không có cái chữ nho là không thành người cháu ạ. Nào cu Trì, thảo đi.Nan-đắc-hồ-đồ! Thếthế... đúng rồi, ngang trước sổ sau,nét này nhớ móc lên cho dứt khoát. ý nói cái ...