Danh mục

ĐAU ĐẦU (Kỳ 1)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến. Theo thống kê ở các phòng khám ước tính 50% bệnh nhân có chứng đau đầu. Đau đầu do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi phải khám toàn diện và đôi khi cần đến những xét nghiệm cao cấp để chẩn đoán kịp thời, nhất là trong những trường hợp cấp cứu.II. GIẢI PHẪU - SINH LÝ BỆNH1. Giải phẫu: Không phải tổ chức nào ở đầu cũng đều có cảm giác nhức, mà chỉ có một số tổ chức có cảm giác nhức, cụ thể như sau: -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐAU ĐẦU (Kỳ 1) ĐAU ĐẦU (Kỳ 1) I. MỞ ĐẦU Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến. Theo thống kê ở các phòngkhám ước tính 50% bệnh nhân có chứng đau đầu. Đau đầu do nhiều nguyên nhânnên đòi hỏi phải khám toàn diện và đôi khi cần đến những xét nghiệm cao cấp đểchẩn đoán kịp thời, nhất là trong những trường hợp cấp cứu. II. GIẢI PHẪU - SINH LÝ BỆNH 1. Giải phẫu: Không phải tổ chức nào ở đầu cũng đều có cảm giác nhức, mà chỉ có mộtsố tổ chức có cảm giác nhức, cụ thể như sau: - Ngoài sọ: phần mềm da bọc hộp sọ, các mạch máu da đầu, các màng nhầyhốc mũi, các xoang, ống tai ngoài và tai giữa, khớp răng, các cơ mặt - cổ và khớpthái dương hàm. Tuy nhiều thành phần như vậy nhưng thực sự, các yếu tố chínhcó nhạy cảm nhức cao là cơ, động mạch và tĩnh mạch. Trong 2 yếu tố cuối cùng thì động mạch có vai trò quan trọng hơn tĩnhmạch trong cơ chế của những chứng đau đầu. So với những động mạch da đầu thìđộng mạch thái dương nông nhạy cảm nhất với đau. Khi kích thích các động mạchthì gây những phóng chiếu đau khác nhau, ví dụ kích thích động mạch thái dươnggây đau ở vùng đỉnh, động mạch trán trong gây đau ở hốc mắt còn kích thích độngmạch chẩm sẽ gây đau ở gáy và sau tai. - Hộp sọ: hộp sọ không có thụ thể nhạy cảm với nhức trừ màng xương. - Trong sọ: . Màng não: đi từ ngoài vào có 3 màng: đó là màng cứng, màng nhện vàmàng mềm, thì chỉ có một số vùng của màng ngoài cùng có cảm giác với nhức, đólà lớp lát ngoài của đáy sọ và chỗ tiếp xúc với các mạch lớn, động mạch hay xoangtĩnh mạch. Như vậy, liềm não không nhạy cảm đau loại trừ phần ở gần chỗ bámvào xoang tĩnh mạch dọc trên. Lều tiểu não lại nhạy cảm đau cả 2 mặt, đặc biệt khiđè ép vào mặt trên thì phóng chiếu đau ra phía trán mắt. . Các mạch máu lớn: động mạch màng não có nhạy cảm đau khi bị cănggiãn, còn khi co thắt lại không gây đau. Các động mạch nuôi não chỉ nhận cảmgiác đau ở đoạn động mạch cảnh nơi xuất phát và đoạn đầu của các động mạchnão trước, não giữa và não sau; động mạch thân nền và đa giác Willis. Các tĩnhmạch và các xoang màng cứng lớn như xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang thẳng vàxoang ngang. Còn các động - tĩnh mạch nhỏ ở các hồi cuộn não không nhạy cảmđau. . Não: bản thân não không nhạy cảm đau, kể cả những tổ chức đóng vai tròphối hợp chức năng của cảm giác đau như đồi thị hay bó gai thị. . Các dây thần kinh cảm giác: dây thần kinh tam thoa phụ trách vùng hố sọtrên lều tiểu não. Cảm giác ở hố sau là do phần cảm giác của các dây thần kinh sọhỗn hợp như dây IX, X, XI và dây trung gian Wrisberg đảm nhiệm. . Ngoài ra còn có rễ sau C1, 2 và 3: nếu kích thích sẽ gây nhức tương ứnglên các vùng đỉnh đầu, vùng chẩm-cổ. Như vậy, có thể phân chia một cách tươngđối thành 2 phần, phần trước do dây V và phần sau mặt phẳng đi ngang qua 2 taido IX, X, XI và dây trung gian Wrisberg. 2. Sinh lý bệnh: a. Cơ chế động mạch: Động mạch căng giãn và bị kích thích là nguyên nhân gây đau đầu. Đau đầu có thể mang tính kịch phát, kiểu mạch đập như trong bán đầuthống; ngoài ra có loại nhức không thành cơn như trong tăng huyết áp, sốt cao,nhiễm độc CO, rượu, choáng phản vệ, hạ glucose máu, thiếu O2. b. Cơ chế tĩnh mạch: Có thể đau kịch phát hay liên tục do căng giãn các xoang lớn màngcứng trong tăng áp lực tĩnh mạch. Đau loại này gặp trong u não, chấn thương sọnão, trong suy tim và suy hô hấp nặng. c. Cơ chế thần kinh: Có 2 loại đó là nhức kịch phát (vùng bùng nổ) như trong dây V, IX vànhức liên tục là do cơ học chèn ép (sẹo, di căn, viêm nhiễm...). Loại nhức này theođường đi của dây thần kinh. d. Cơ chế đau do cơ: Do cơ căng quá mức như trong uốn ván, viêm màng não, chấn thương, tưthế xấu lâu ở một số nghề như thợ thêu, đánh máy chữ, thợ quét vôi... e. Đau đầu do căn nguyên tâm lý: Căng thẳng thần kinh, lo âu, trầm cảm thường đau không cố định, tậptrung vùng đỉnh nhiều. Cảm giác nặng trong đầu như đông đặc, mất ngủ, hồi hộp. f. Cơ chế khác: Từ khớp thái dương hàm, cột sống cổ cao, tổn thương màng cứng, taimũi họng, răng hàm mặt... ...

Tài liệu được xem nhiều: