Danh mục

ĐAU ĐẦU (Kỳ 4)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có 3 loại thuốc có thể dùng đó là các thuốc chống nhức:. Paracétamol (Dolipran, Dafalgan, Efferalgan, liều 1 đến 2 g/ngày); Dextropropoxyphène (Diantalvic, Propofan); Noramidopyrine (Optadion,Viscéralgin, Baralgin); các dẫn chất của Codéin hoặc của Morphin (Veganine, Efféralgan codéin).. Các thuốc chống viêm, chống nhức không stéroid Aspirine (Aspégic) với liều 300 mg và 2 g/ngày thường có tác dụng với các thể nhẹ bán đầu thống. Các loại chống viêm chống nhức không stéroid khác.. Các dẫn chất của cựa lúa mạch: Tartrate ergotamine (Gynergène caféine viên 1mg hoặc đạn nạp hậu môn 2mg; Migwel viên 2 mg)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐAU ĐẦU (Kỳ 4) ĐAU ĐẦU (Kỳ 4) Có 3 loại thuốc có thể dùng đó là các thuốc chống nhức: . Paracétamol (Dolipran, Dafalgan, Efferalgan, liều 1 đến 2 g/ngày);Dextropropoxyphène (Diantalvic, Propofan); Noramidopyrine (Optadion,Viscéralgin, Baralgin); các dẫn chất của Codéin hoặc của Morphin (Veganine,Efféralgan codéin). . Các thuốc chống viêm, chống nhức không stéroid Aspirine (Aspégic) vớiliều 300 mg và 2 g/ngày thường có tác dụng với các thể nhẹ bán đầu thống. Cácloại chống viêm chống nhức không stéroid khác. . Các dẫn chất của cựa lúa mạch: Tartrate ergotamine (Gynergène caféineviên 1mg hoặc đạn nạp hậu môn 2mg; Migwel viên 2 mg). Đây là loại thuốc có tácdụng nhất trong đau đầu bán đấu thống (kết quả khoảng 40-90% tuỳ công trình),nhưng có thể làm tăng nôn. Cần phải cho uống rất sớm lúc chớm có cơn, và tiếptục uống lần thứ hai sau 30 phút nếu chưa thấy tác dụng. Thường dùng loại uống,nhưng nếu cần có thể dùng đường hậu môn nếu bệnh nhân có nôn nhiều. Dihydroergotamine đường mũi (Diergospray), dùng tiêm bắp, dưới da,hoặc đường tĩnh mạch. Sumatriptan (viên 25-50 mg/ống 6 mg tiêm dưới da) thuốc co mạch trungương, đồng vận của Sérétonine loại 5-TH1; thuốc làm giảm đau đầu trong 60%qua đường uống và 80% khi tiêm dưới da. Chống chỉ định khi có thiếu máu cơtim, đau thắt ngực Prinzmetal, đau đầu sống nền. - Điều trị dự phòng: Khi có từ 2 cơn trong 1 tháng, điều trị triệu chứng bán đầu thống chốngchỉ định, đau đầu có aura kéo dài hay đau đầu kèm nhồi máu não. Thuốc chống tác dụng kiểu Sérotonine: Oxétorone (Nocertone) 2-3viên/ngày. Nguy cơ ngủ gà và tăng cân. Methysergide (Désernil) 2 đến 3 viên mỗingày bằng cách tăng dần liều, ví dụ, cứ 5 ngày tăng 1/2 viên, để tránh các tác dụngkhông mong muốn xảy ra sớm, buồn nôn, chuột rút, mất ổn định. Có một biếnchứng hiếm gặp, xuất hiện dài ngày là xơ sau phúc mạc. Nguy cơ này đòi hỏi theodõi lâm sàng (tìm dấu đau lưng - bụng), sinh hoá (lắng máu kiểm tra trong vòng 3-4 tháng, urê, créatinine tăng nếu có xơ thận), và nên ngừng thuốc 1 tháng mỗi 6tháng, hoặc cứ 8, 9 tháng ngừng 3 tháng. Các chống chỉ định là suy mạch vành,cao huyết áp, có thai. - Các thuốc chẹn Bêta: . Không phải mọi loại đều tác dụng với bán đầu thống. Trong thực hành,được dùng nhiều nhất là Avlocardyl 1 đến 3 viên/ngày (40 đến 120 mg) vàAtenolol (Ténormine). Các chống chỉ định: suy tim, hen, nghẽn nhĩ thất, loét dạdày tiến triển, Raynaud. - Các thuốc ức chế Calci: flunarizine (Sibelium) 1 viên buổi tối. Nguy cơbuồn nôn và tăng cân. - Thuốc chống trầm cảm như Amitriptyline/Fluoxetine buổi tối 1 viên. - Thuốc chống co giật: Divalproex 500 mg/ngày. - Điều trị không dùng thuốc có thể có hiệu quả như châm cứu, thư giãn,... b. Đau dây V: - Biểu hiện lâm sàng: Xuất hiện sau 50 tuổi. Phụ nữ gặp nhiều: 3 nữ cho 2 nam, nguyên nhâncòn chưa biết. Họa hoằn tìm thấy tính chất gia đình. Cũng có thể mắc bệnh sớmhơn và lan toả hai bên. Bắt đầu đột ngột, ngay tức thì bởi cơn nhức dữ dội, nhưkim đâm, như phóng điện, xâu xé, nghiền nát. Xuất hiện nhức cách hồi, với cácgiai đoạn tiềm tàng hoàn toàn giữa các cơn nhức. Vị trí nhức thay đổi, nhưng cốđịnh đối với cùng một bệnh nhân và bao giờ cũng một bên ở giai đoạn đầu. Đaugiới hạn lúc đầu ở 1 khu vực của dây V, thường là khu vực dây hàm trên (môitrên, cánh mũi, răng nanh trên), ít gặp hơn là vùng thuộc dây hàm dưới (cằm, răngnanh dưới), hoạ hoằn thuộc dây mắt. Trong quá trình tiến triển có thể đau cả 3 khuvực dây V và lan toả ra hai bên. Các cơn đau có thể gây ra các hiện tượng vận động như rung cơ, có thểco cứng cơ đó là chứng máy cơ mặt. Đau kéo dài vài giây đến 2 phút, khởi phát và hết đều đột ngột, tiến triểntừng đợt đau nhói và lặp lại hàng loạt cơn. Các cơn có thể phát động bởi các kích thích khác nhau đối với từng bệnhnhân (nhai, lời nói, ho, hắt hơi, cười, kích thích vào một vùng niêm mạc hoặc da ởmặt...) Sự tồn tại một vùng cò súng hoặc vùng kích thích là đặc điểm củađầu dây V không nguyên do. Cách tiến triển thông thường là sự xen kẽ các đợt đauvới giai đoạn giảm bệnh. Tần suất các cơn rất khác nhau cách nhau vài ngày đếnnhiều tháng, nhưng bệnh có xu hướng nặng lên theo tuổi, các đợt giảm dãn xa ra,trở nên ngắn hơn, có thể mất đi; tuy nhiên trong các ca đó, giấc ngủ vẫn không bịảnh hưởng. Chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng. Khám thần kinh bình thường(không có các dấu hiệu tổn thương dây V hoặc các dây sọ não khác nếu khám giaiđoạn giữa các cơn. Nếu có một bất thường của dây V dù nhỏ, dù không điển hìnhcũng cần chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ. Đau có thể lan ra tai (dây thần kinh Jacobson), hoặc ra vùng của dây thầnkinh hàm dưới rất ...

Tài liệu được xem nhiều: