Danh mục

Đau đầu (Phần 2)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đau đầu (Phần 2) Đau đầu thứ phát được chẩn đoán như thế nào ? Một số bệnh gây đau đầu rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng, như viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, cao huyết áp, máu tụ dưới màng cứng hay ngoài màng cứng. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác kịp thời là rất cần thiết. Xét nghiệm máu, chụp cắt lớp não (CT Scan), chọc dịch não tủy, rất cần để thiết lập chẩn đoán. Thách thức cho người thầy thuốc là quyết định xem bệnh nhân liệu có phải thực hiện các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau đầu (Phần 2) Đau đầu (Phần 2) Đau đầu thứ phát được chẩn đoán như thế nào ? Một số bệnh gây đau đầu rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng, như viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, cao huyết áp, máu tụ dưới màng cứng hay ngoài màng cứng. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác kịp thời là rất cần thiết. Xét nghiệm máu, chụp cắt lớp não (CT Scan), chọc dịch não tủy, rất cần để thiết lập chẩn đoán. Thách thức cho người thầy thuốc là quyết định xem bệnh nhân liệu có phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt đó hay không. Muốn vậy, thầy thuốc cần thực hiện tốt việc hỏi bệnh sử cũng như khám lâm sàng thật kĩ lưỡng. Cần quan tâm đến những điều sau đây : 1. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau cũng như cách mà cơn đau xuất hiện. Ví dụ : đau đầu do xuất huyết dưới nhện thường khởi phát dữ dội đột ngột, nhưng cũng có thể xuất hiện sau gắng sức (chẳng hạn như sau giao hợp), cơn đau nửa đầu thì tăng dần theo thời gian,. 2. Tuổi bệnh nhân. Ðau đầu do viêm động mạch thái dương hầu như chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, rất hiếm gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi. Ðau đầu nguyên phát thường xuất hiện từ khi còn nhỏ với những cơn đau tương tự nhau. Vì vậy nếu đau đầu xuất hiện sau 50 tuổi hoặc đột nhiên thay đổi tính chất đau thì cần dè chừng đó là đau đầu thứ phát do một bệnh lí nào đó. 3. Vị trí đau. Nếu đau chỉ ở một bên rất có thể do một bệnh lí nào trong não gây ra, u não hay dị dạng mạch máu não chẳng hạn. 4. Ðau kèm theo sốt, cổ gồng cứng. Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm, diễn triển khá nhanh, thường kèm theo sốt và cứng cổ, giảm sút các hoạt động đầu óc. Viêm não do virus Herpes Simplex làm chết mô não, triệu chứng gồm sốt, đau đầu, hoạt động trí não suy giảm. Việc điều trị ngay bằng các thuốc kháng sinh, kháng virus có thể làm giảm tổn thương não, tăng khả năng sống cho bệnh nhân. 5. Ðau kèm các rối loạn thần kinh, động kinh, yếu liệt các chi, liệt mặt, có thể do khối u trong não. 6. Ðau kèm yếu liệt thoáng qua chi hay mặt, có thể do thiếu máu não thoáng qua. Thường do dòng máu cung cấp cho một vùng nào đó trong não bị gián đoạn tạm thời, tuy nhiên đó là dấu hiệu báo trước cho một cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai và gây tổn thương não vĩnh viễn. 7. Vừa bị chấn thương đầu trước đó. Ðau đầu có thể do máu tụ ngoài hay dưới màng cứng. Các xét nghiệm cận lâm sàng nào cần làm để chẩn đoán đau đầu thứ phát? Bệnh sử và khám lâm sàng rất quan trọng trong quyết định chẩn đoán nguyên nhân đau đầu. Và qua thăm khám bác sĩ sẽ quyết định những phương tiện khác để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. 1. Xét nghiệm máu : Bạch cầu tăng cao gợi ý một tình trạng nhiễm trùng như viêm màng não. Tăng độ lắng máu gợi ý viêm động mạch thái dương. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp chẩn đoán các bệnh của tuyến giáp. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện suy thận làm tăng canxi máu, gây nhức đầu. 2. Chụp cắt lớp não (CT Scan) : Chụp cắt lớp rất hữu ích trong phát hiện các khối máu tụ, như máu tụ dưới màng cứng, máu tụ ngoài màng cứng hay xuất huyết dưới nhện. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng khá nhạy để phát hiện các khối u trong não, nguyên nhân của các trường hợp đột quỵ không phải do xuất huyết não. 3. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phát hiện xuất máu tụ ngoài hay dưới màng cứng, viêm não do Herpes Simplex, u não, xuất huyết não, phình động mạch não. 4. Chọc dò dịch não tủy : Dịch não tủy là lớp dịch bao quanh não và tủy sống, có thể rút ra bằng cách dùng một kim nhỏ đưa vào tủy sống ở vùng thắt lưng. Khảo sát dịch có thể phát hiện nhiễm trùng (viêm màng não do vi trùng thường hay do lao), phát hiện xuất huyết khi thấy máu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện, chụp CT hay MRI bình thường, nhưng lại được chẩn đoán vì phát hiện máu trong dịch não tủy. Khi nào bệnh nhân đau đầu cần đến với bác sĩ ? Nhiều bệnh nhân cố chịu những cơn đau đầu của mình bằng cách dùng thuốc giảm đau thông thường mà không cần kê đơn, không có một hình thức chăm sóc sức khỏe thích hợp nào. Ðiều đó lại làm cho các triệu chứng đau đầu lúc ban đầu bị che lấp. Hơn nữa, ở một bệnh nhân có tiền căn đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng lại có thể xuất hiện một chứng đau đầu thứ phát nào đó. Và chứng bệnh này nếu đáp ứng với thuốc điều trị bệnh cũ thì có thể gây nhầm lẫn nguy hiểm, nhất là khi bệnh mới xuất hiện nặng hơn. Do đó cần tham vấn bác sĩ khi gặp một trong các tình huống say đây : - Ðau đầu dữ dội, chưa từng bị trước đây. - Ðau khác mọi khi. - Xuất hiện đột ngột khi đang gắng sức. - Ðau tăng khi gắng sức, khi ho, khi cúi người, khi ...

Tài liệu được xem nhiều: