Danh mục

Dầu rái Đại Lộc - Quảng Nam

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.22 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng núi Đại Lộc có rất nhiều lâm thổ sản quý, nhưng có một thứ đã đọng lại trong lòng bao thế hệ: dầu rái. Phải chăng, tên gọi này đã hình thành nên diện mạo của một vùng đất mang chính tên gọi của nó, Bến Dầu - một bến mua bán dầu rái nằm ngay bên mép nước núp mình dưới những lũy tre đường làng bên bờ bắc sông Thu Bồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dầu rái Đại Lộc - Quảng Nam Dầu rái Đại Lộc - Quảng Nam Vùng núi Đại Lộc có rất nhiều lâm thổ sản quý, nhưng có một thứđã đọng lại trong lòng bao thế hệ: dầu rái. Phải chăng, tên gọi này đã hìnhthành nên diện mạo của một vùng đất mang chính tên gọi của nó, Bến Dầu -một bến mua bán dầu rái nằm ngay bên mép nước núp mình dưới những lũytre đường làng bên bờ bắc sông Thu Bồn. Cây dầu rái mọc rất nhiều ở vùng núi Đại Lộc, nhiều nhất là ở núi PhúcKhương (thuộc xã Đại Thạnh), núi Thọ Lâm, núi Hữu Niên (thuộc xã ĐạiChánh)... Cây dầu rái khoảng từ hai năm tuổi trở lên là có thể cho khai thác, câycàng lâu năm thì lượng dầu càng nhiều. Cách khai thác dầu rái thông thường là khicây dầu lớn, có chu vi khoảng độ một thước mộc (khoảng 40cm) thì người ta mởmiệng và vạt máng. Miệng đầu tiên được vạt thường cách mặt đất ở độ cao chừng0,40m. Nếu gặp phải cây dầu to, thì phải vạt tới hai hoặc ba miệng ở hai bên,thường không đối xứng nhau để khi hơ lửa, dầu rái chảy không trùng nhau. Dụngcụ để khai thác mở miệng dầu rái là một cái dời, có hình dáng như cái cuốc nhỏ,bề ngang chừng 4 phân (4cm), dài khoảng 7 - 8 phân. Người ta dùng dời vạt miệngvào trong thân cây dầu chừng 2 - 3 phân, để tạo miệng như một cái hình lòngchảo, đường kính 15 -20 phân. Vạt miệng là một khâu thao tác có kỹ thuật, có kinhnghiệm riêng và yêu cầu cơ bản là làm sao miệng sau khi vạt xong, mỗi ngày càngcho nhiều dầu. Những người mới vào nghề, vạt miệng không đúng kỹ thuật, khôngnhững không khai thác được dầu mà càng làm ảnh hưởng tuổi thọ của cây dầu. Để lấy được dầu, người ta chặt cây bông vang làm thành một bó đuốc, theokinh nghiệm, củi của cây bông vang khi đốt lên, hơ vào thân cây dầu rái có độnóng lý tưởng làm dầu chảy nhiều. Nếu không có cây bông vang, thì dùng củi câydẻ chẻ nhỏ, rồi bó thành từng bó nhỏ dài khoảng 2m. Đầu của bó đuốc được gắnmột cái niềng bằng đồng hoặc bằng sắt, để giữ bó đuốc khi đốt hơ dầu, không phảibung ra. Ông Lê Văn Long, 76 tuổi, ở thôn Mỹ Lễ, xã Đại Thạnh có hơn 50 nămlàm nghề khai thác dầu rái, bảo chẳng có một bí quyết gì cho nghề. Yêu cầu kỹthuật khi hơ lửa vào vạt miệng là làm dầu chảy ra nước trong veo rồi dùng cọ vuốtcho dầu chảy đều xuống máng, tạo thành một dòng chảy của dầu. Theo ông, nghềkhai thác dầu rái ở Đại Lộc là việc làm quanh năm, trừ tháng 4 âm lịch vì thờiđiểm này cây dầu rái thay lá. Sản phẩm từ cây dầu rái có hai loại chính : dầu tía (nước lỏng), dầu trắng(nước lỏng để đặc lại). Mỡ dầu là loại váng dầu nổi lên trên bề mặt - loại này đượccoi là thượng hạng, thường dùng để đánh bóng cho nón lá. Dầu bị rơi vãi ra ngoàimáng là loại thứ phẩm khô cứng lại gọi là chai. Một loại chai khác đóng trênmiệng thùng gọi là chai chò, hay chai bóng. Theo kinh nghiệm dân gian, loại nàytán nhỏ để trộn với cháo trắng cho trẻ sơ sinh ăn, các sản phụ cũng thường được bàđỡ cho ăn để chắc dạ. Ngoài ra, chai bóng cũng được rắc vào than để hơ cho trẻmới sinh và hơ cho sản phụ để da thịt được rắn chắc. Theo tìm hiểu của chúng tôi,thứ dược liệu này được dùng phổ biến không chỉ ở Đại Lộc mà còn ở một số vùnglân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An... ; chỉ có điều đáng lưu ý là đến nay,tác dụng của loại dược liệu này như thế nào vẫn chưa được các nhà khoa học nóiđến. Dầu rái được dùng vào những việc như trét nón lá, xảm ghe bầu, ghe nan, cácloại thúng, trét phên tre che nhà và đôi khi nó còn được dùng để trét lên cả ngóilợp nhà để chống thấm. Nghề khai thác dầu rái là nghề tương đối cực nhọc và đôi khi nguy hiểmđến tính mạng con người nữa, do đó những người làm nghề này thường có nhiềuđiều kiêng kỵ. Trước khi vào rừng lấy dầu mà gặp chim hát buổi sáng với tiếng hátcộc lốc, cây ngã ngang đường, rắn bò ngang... họ đều cho đó là điềm xấu, phải dờilại ngày đi. Hằng năm, vào những ngày đầu xuân, những người làm nghề khai thácdầu rái tổ chức lễ cúng khai trương rừng để cầu mong một năm làm nghề được êmấm, thuận lợi. Từ lâu, dầu rái ở Đại Lộc đã giúp sự giao lưu, buôn bán nhộn nhịpgiữa một vùng rộng lớn Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn cả đường sônglẫn đường bộ. Dựa vào thế mạnh của cây dầu rái, của các lâm thổ sản quý mà chợBến Dầu hình thành đến nay gần 300 năm, ngay từ khi đoàn người đầu tiên đếnđây định cư, lập ấp. Và đến nay, theo dòng chảy của thời gian chợ Bến Dầu trởthành niềm tự hào không những cho những người con của làng Mỹ Lễ xã ĐạiThạnh mà cho những người dân của một vùng rộng lớn phía Tây Nam vùng B ĐạiLộc. Dầu rái đã giúp cho nhiều hộ dân ở Đại Lộc có cái ăn, cái mặc, nhà cửakhang trang. Duy chỉ có một nỗi lo : việc khai thác gỗ tự phát đã dẫn đến trìnhtrạng phá rừng đầu nguồn, trong đó có rừng dầu, và cây dầu rái ở vùng núi PhúcKhương, núi Thọ Lâm, núi Hữu Niên... bị chặt phá, đốn hạ đã lên mức báo động.Nếu không có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng dầu này, e rằng trongtương lai không xa, nghề khai thác dầu rái ở Đại Lộc không còn nữa... ...

Tài liệu được xem nhiều: