Danh mục

ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH) (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 955.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

C.Siêu âm tim thường quy 1.Tìm những rối loạn vận động vùng (nếu có).2.Giúp đánh giá chức năng tim, bệnh kèm theo (van tim, màng tim, cơ tim...).D.Holter điện tim: Có thể phát hiện những thời điểm xuất hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt ĐMV (Hội chứng Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng (không có đau thắt ngực). Trong cơn co thắt mạch vành có thể thấy hình ảnh đoạn ST chênh lên. Ngoài ra có thể thấy được một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH) (Kỳ 3) ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH) (Kỳ 3) C.Siêu âm tim thường quy 1.Tìm những rối loạn vận động vùng (nếu có). 2.Giúp đánh giá chức năng tim, bệnh kèm theo (van tim, màng tim, cơtim...). D.Holter điện tim: Có thể phát hiện những thời điểm xuất hiện bệnh timthiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt ĐMV(Hội chứng Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng (không có đauthắt ngực). Trong cơn co thắt mạch vành có thể thấy hình ảnh đoạn ST chênh lên.Ngoài ra có thể thấy được một số các rối loạn nhịp tim khác. Bảng 2-3. Chỉ định chụp ĐMV theo AHA/ACC. Nhóm I: Có chỉ định thống nhất oKhông khống chế được triệu chứng với điều trị nội khoa tối ưu. oBệnh nhân có nguy cơ cao khi làm NPGS (bảng 2-2). oCó bằng chứng của rối loạn chức năng thất trái từ mức độ vừa. oChuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu lớn. oNghề nghiệp hoặc lối sống có những nguy cơ bất thường. Nhóm II: (Thường có chỉ định, nhưng cần cân nhắc) oBệnh nhân trẻ tuổi có bằng chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trênNPGS hoặc có tiền sử NMCT. oBằng chứng của thiếu máu cơ tim nặng trên NPGS. Nhóm III: (Thường không có chỉ định) oBệnh nhân đau thắt ngực mức độ nhẹ (CCS I, II) về triệu chứng, không córối loạn chức năng thất trái và không có nguy cơ cao trên NPGS. E.Chụp động mạch vành: là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán xácđịnh có hẹp ĐMV hay không và mức độ cũng như vị trí hẹp của từng nhánhĐMV. 1.Chỉ định chụp ĐMV: Nhìn chung chỉ định chụp ĐMV ở bệnh nhân suyvành là nhằm mục đích can thiệp nếu có thể. Vì đây là một thăm dò chảy máu vàkhá tốn kém nên việc chỉ định cần cân nhắc đến lợi ích thực sự cho bệnh nhân.Hội Tim mạch Hoa kỳ và Trường môn Tim mạch Hoa kỳ (AHA/ACC) đã cónhững khuyến cáo về chỉ định chụp ĐMV ở bệnh nhân suy vành như trong bảng2-3. III. Điều trị A.Mục đích: Ngăn ngừa nguy cơ tử vong và biến chứng, cải thiện chấtlượng cuộc sống. Hình 2-2. Tiến triển của mảng xơ vữa ĐMV. B.Lựa chọn phương pháp 1.Có 3 phương pháp điều trị: Thuốc, can thiệp ĐMV, mổ làm cầu nối chủvành. Thêm vào đó, cần phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cho người bệnh. 2.Việc chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên bắt đầu cũng như duytrì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnhnhân có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệpkịp thời. C.Điều trị nội khoa 1.Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu: a.Aspirin: Làm giảm tỷ lệ tử vong và nhồi máu cơ tim tới 33% (SAPAT).Liều dùng từ 75 - 325 mg/ngày. b.Nếu dị ứng hoặc dung nạp kém với Aspirin: oTiclopidine (Ticlid): viên 250mg, dùng 2 viên/ngày. Tác dụng phụ có thểgặp là hạ bạch cầu máu (3-5%), hạ tiểu cầu. Cần phải theo dõi công thức máu khidùng. oClopidogrel (Plavix): Viên 75mg, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơnTiclid, liều 75mg/ngày. c.Trong trường hợp có chỉ định chụp ĐMV mà có can thiệp đặt stent thì cầndùng phối hợp giữa một trong hai loại thuốc này với Aspirin và dùng cho bệnhnhân ít nhất trước 2 ngày can thiệp. Sau can thiệp ĐMV thuốc này cùng Aspirinphải được dùng thêm ít nhất 1 tháng, sau đó có thể chỉ cần dùng Aspirin. Tuynhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dùng thêm Plavix kéo dài thêm 9tháng càng cho lợi ích rõ rệt hơn. d.Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa: Chỉ có dạng tiêm được chứng minhlà cải thiện tốt tỷ lệ sống và ít biến chứng ở bệnh nhân được nong động mạch vànhhoặc đặt Stent. Hình 2-3. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. ...

Tài liệu được xem nhiều: