Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.18 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC) VÀO XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng1 – Ths. Vũ Khánh Thịnh2 Tóm tắt: Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới. Từ khi bắt đầu có mặt tại Việt Nam, TNC ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm,… Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới. Từ khóa: TNC, Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Trong kinh tế quốc tế, có 3 dạng công ty gồm Công ty Quốc tế (IC–Interntional Corporation), Công ty Đa quốc gia (MNC–Multinational Corporation) và Công ty Xuyên quốc gia (TNC– Transnational Corporation). Trong đó IC có sự quốc tế hóa thị trường khi hoạt động cả ở thị trường nội địa và nước ngoài, MNC có sự quốc tế hóa nguồn vốn khi chủ đầu tư có những quốc tịch khác nhau và TNC có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường cùng một quốc tịch. Trong quan hệ quốc tế, nhìn chung, 3 dạng công ty trên thường được gọi chung là TNC (Hoàng Khắc Nam, 2008). Các TNC được hình thành và phát triển bên trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. TNC đang đóng vai trò ngày càng lớn trong kinh tế quốc tế khi không chỉ nắm giữ các lĩnh vực kinh tế quan trọng, năng lực tài chính dồi dào, khoa học công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao,.. mà còn có phạm vi hoạt động rộng khắp trên khắp thế giới. Ngoài ra, các TNC chủ yếu xuất phát từ các trung tâm chính trị và kinh tế lớn của thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Chính vì vậy, các TNC không chỉ có tẩm ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn có khả năng tác động về mặt chính trị. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, TNC có thể đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao vị thế chính trị của quốc gia sở tại thông qua đầu tư vốn, kích thích xuất khẩu, mở rộng sản xuất, cải tổ cơ cấu, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản lý, tạo việc làm,… và duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia lớn khác. Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới 1986, đến năm 2006 mới có TNC đầu tiên (Intel–Hoa Kỳ) chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh. Kể từ đó đến nay, trải qua 15 năm, các TNC lớn từ các quốc gia bắt đầu có mặt tại Việt Nam (GE, LG, Samsung,…). Tuy nhiên, số lượng các TNC lớn chưa nhiều và quy mô vốn đầu tư còn khiêm tốn so với tiềm lực của các TNC. Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tình hình TNC trên thế giới, tình hình thu hút TNC của Việt Nam trong thời gian vừa qua, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút các TNC khác của thế giới trong thời gian tới, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước. 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: langnguyen2200@gmail.com 2 Trường Đại học Reading University (Anh). NCS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: thinhvukhanh107@gmail.com 505 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế, vừa thúc đẩy sự hợp tác phát triển, vừa làm gia tăng sự cạnh tranh quyết liệt cũng như phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế (Lê Văn Hóa, 2008) và sự xuất hiện và lớn mạnh của các TNC được biết tới như một đặc trưng của quá trình trên (Martina và cộng sự, 2014). TNC đang là động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa (Alexandru và Nicoleta, 2012; Monika, 2016) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu (Mahapatra và Chahal, 2013). Hay nói cách khác toàn cầu hóa tạo những điều kiện thuận lợi để các TNC hình thành, phát triển (Alina–Petronela, 2016) và tham gia tích cực vào các mặt của đời sống quốc tế (Nguyễn Năng Nam, 2016). Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng số lượng các TNC3 tạo nguồn vốn đầu tư lớn (Mentor và cộng sự, 2019), gây ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như các thị trường lớn của thế giới (Lê Văn Hóa, 2008; Mentor và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, TNC cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như phải cạnh tranh với chính các TNC tại quốc gia mình đến đầu tư đặc biệt là trong bối cảnh TNC quốc gia sở tại nhận được những ưu đãi từ Chính phủ để bảo vệ một số ngành kinh tế liên quan an ninh quốc gia (Bogdan và cộng sự, 2011). Ngoài ra, TNC cũng phải đối mặt với các nguy cơ lớn hơn từ suy thoái toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, biến đổi môi trường chính trị và pháp lý, sự khác biệt về hình thái kinh doanh và văn hóa xã hội tại quốc gia nhận đầu tư (René, 2008; René và cộng sự, 2009; Jan và cộng sự, 2020). Về nguồn gốc, TNC là hình thức phát triển cao hơn của hình thức công ty cổ phần vào giữa thế kỷ 19 (Chandler, 1962; Hymer, 1971). Cũng có nghiên cứu cho rằng TNC được hình thành, phát triển từ các công ty có quy mô lớn tại một quốc gia nhất định và thập kỷ Internet những năm 1990 thúc đẩy quá tình hình thành, phát triển trên diễn ra nhanh chóng hơn (Benjamin và Patricia, 1994). Có hai lý do chính dẫn tới sự hình thành TNC. Thứ nhất, mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân dẫn tới việc các công ty phải chia cắt và tìm cách thống lĩnh thị trường. Thứ hai, khi các công ty nỗ lực thoát ra khỏi thị trường nơi mà sản phẩm cạnh tranh hoàn hảo thì đồng nghĩa với việc các công ty này phải tìm được cách để thống trị các thị trường sản phẩm (Roger, 1983). Về định nghĩa, Liên Hợp quốc coi TNC là một thực thể có chi nhánh và/hoặc có thêm chi nhánh tại ít nhất hai quốc gia khác, tạo lập được một hệ thống quản trị đảm bảo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC) VÀO XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng1 – Ths. Vũ Khánh Thịnh2 Tóm tắt: Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới. Từ khi bắt đầu có mặt tại Việt Nam, TNC ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm,… Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới. Từ khóa: TNC, Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Trong kinh tế quốc tế, có 3 dạng công ty gồm Công ty Quốc tế (IC–Interntional Corporation), Công ty Đa quốc gia (MNC–Multinational Corporation) và Công ty Xuyên quốc gia (TNC– Transnational Corporation). Trong đó IC có sự quốc tế hóa thị trường khi hoạt động cả ở thị trường nội địa và nước ngoài, MNC có sự quốc tế hóa nguồn vốn khi chủ đầu tư có những quốc tịch khác nhau và TNC có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường cùng một quốc tịch. Trong quan hệ quốc tế, nhìn chung, 3 dạng công ty trên thường được gọi chung là TNC (Hoàng Khắc Nam, 2008). Các TNC được hình thành và phát triển bên trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. TNC đang đóng vai trò ngày càng lớn trong kinh tế quốc tế khi không chỉ nắm giữ các lĩnh vực kinh tế quan trọng, năng lực tài chính dồi dào, khoa học công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao,.. mà còn có phạm vi hoạt động rộng khắp trên khắp thế giới. Ngoài ra, các TNC chủ yếu xuất phát từ các trung tâm chính trị và kinh tế lớn của thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Chính vì vậy, các TNC không chỉ có tẩm ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn có khả năng tác động về mặt chính trị. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, TNC có thể đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao vị thế chính trị của quốc gia sở tại thông qua đầu tư vốn, kích thích xuất khẩu, mở rộng sản xuất, cải tổ cơ cấu, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản lý, tạo việc làm,… và duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia lớn khác. Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới 1986, đến năm 2006 mới có TNC đầu tiên (Intel–Hoa Kỳ) chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh. Kể từ đó đến nay, trải qua 15 năm, các TNC lớn từ các quốc gia bắt đầu có mặt tại Việt Nam (GE, LG, Samsung,…). Tuy nhiên, số lượng các TNC lớn chưa nhiều và quy mô vốn đầu tư còn khiêm tốn so với tiềm lực của các TNC. Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tình hình TNC trên thế giới, tình hình thu hút TNC của Việt Nam trong thời gian vừa qua, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút các TNC khác của thế giới trong thời gian tới, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước. 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: langnguyen2200@gmail.com 2 Trường Đại học Reading University (Anh). NCS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: thinhvukhanh107@gmail.com 505 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế, vừa thúc đẩy sự hợp tác phát triển, vừa làm gia tăng sự cạnh tranh quyết liệt cũng như phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế (Lê Văn Hóa, 2008) và sự xuất hiện và lớn mạnh của các TNC được biết tới như một đặc trưng của quá trình trên (Martina và cộng sự, 2014). TNC đang là động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa (Alexandru và Nicoleta, 2012; Monika, 2016) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu (Mahapatra và Chahal, 2013). Hay nói cách khác toàn cầu hóa tạo những điều kiện thuận lợi để các TNC hình thành, phát triển (Alina–Petronela, 2016) và tham gia tích cực vào các mặt của đời sống quốc tế (Nguyễn Năng Nam, 2016). Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng số lượng các TNC3 tạo nguồn vốn đầu tư lớn (Mentor và cộng sự, 2019), gây ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như các thị trường lớn của thế giới (Lê Văn Hóa, 2008; Mentor và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, TNC cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như phải cạnh tranh với chính các TNC tại quốc gia mình đến đầu tư đặc biệt là trong bối cảnh TNC quốc gia sở tại nhận được những ưu đãi từ Chính phủ để bảo vệ một số ngành kinh tế liên quan an ninh quốc gia (Bogdan và cộng sự, 2011). Ngoài ra, TNC cũng phải đối mặt với các nguy cơ lớn hơn từ suy thoái toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, biến đổi môi trường chính trị và pháp lý, sự khác biệt về hình thái kinh doanh và văn hóa xã hội tại quốc gia nhận đầu tư (René, 2008; René và cộng sự, 2009; Jan và cộng sự, 2020). Về nguồn gốc, TNC là hình thức phát triển cao hơn của hình thức công ty cổ phần vào giữa thế kỷ 19 (Chandler, 1962; Hymer, 1971). Cũng có nghiên cứu cho rằng TNC được hình thành, phát triển từ các công ty có quy mô lớn tại một quốc gia nhất định và thập kỷ Internet những năm 1990 thúc đẩy quá tình hình thành, phát triển trên diễn ra nhanh chóng hơn (Benjamin và Patricia, 1994). Có hai lý do chính dẫn tới sự hình thành TNC. Thứ nhất, mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân dẫn tới việc các công ty phải chia cắt và tìm cách thống lĩnh thị trường. Thứ hai, khi các công ty nỗ lực thoát ra khỏi thị trường nơi mà sản phẩm cạnh tranh hoàn hảo thì đồng nghĩa với việc các công ty này phải tìm được cách để thống trị các thị trường sản phẩm (Roger, 1983). Về định nghĩa, Liên Hợp quốc coi TNC là một thực thể có chi nhánh và/hoặc có thêm chi nhánh tại ít nhất hai quốc gia khác, tạo lập được một hệ thống quản trị đảm bảo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Kinh tế quốc tế Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaGợi ý tài liệu liên quan:
-
97 trang 327 0 0
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 244 0 0 -
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 207 0 0 -
23 trang 205 0 0
-
Tài liệu học tập Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
82 trang 160 0 0 -
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 trang 140 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 trang 134 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 111 0 0 -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế
45 trang 110 0 0 -
42 trang 109 0 0