Danh mục

Dấu vết bờ biển Pleistocen muộn phần muộn bị chôn vui ở đáy biển nông ven bờ Bắc Trung bộ.

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu địa chất - địa mạo đáy biển Bắc Trung Bộ đã giúp phát hiện được dấu vết của các thế hệ bờ biển có tuổi từ Pleistocen muộn đến Holocen ở ngay trên tầng mặt. Liên quan tới các bờ biển đều có các cảnh quan và tổ hợp cộng sinh tướng trầm tích đặc trưng, gồm: địa hình đê cát bên ngoài và địa hình vũng vịnh biển bên trong; các thành tạo cát sạn bãi triều và đê cát ven bờ xen các thành tạo bùn sét đầm phá, vũng vịnh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu vết bờ biển Pleistocen muộn phần muộn bị chôn vui ở đáy biển nông ven bờ Bắc Trung bộ. DẤU VẾT BỜ BIỂN CỔ PLEISTOCEN MUỘN PHẦN MUỘN BỊ CHÔN VÙI Ở ĐÁY BIỂN NÔNG VEN BỜ BẮC TRUNG BỘ VÀ TIỀM NĂNG SA KHOÁNG LIÊN QUAN LA THẾ PHÚC1, VŨ TRƯỜNG SƠN2 1 Bảo tàng Địa chất, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội 2 Liên đoàn Địa chất Biển, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu địa chất - địa mạo đáy biển Bắc Trung Bộ đã giúp phát hiện được dấu vết của các thế hệ bờ biển có tuổi từ Pleistocen muộn đến Holocen ở ngay trên tầng mặt. Liên quan tới các bờ biển đều có các cảnh quan và tổ hợp cộng sinh tướng trầm tích đặc trưng, gồm: địa hình đê cát bên ngoài và địa hình vũng vịnh biển bên trong; các thành tạo cát sạn bãi triều và đê cát ven bờ xen các thành tạo bùn sét đầm phá, vũng vịnh. Chôn vùi dưới lớp phủ trầm tích Holocen ở đới biển nông ven bờ (độ sâu 0-20 m nước) là các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn. Bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu đã phát hiện được dấu vết bờ biển cổ tuổi Pleistocen muộn, phần muộn bị chôn vùi dưới lớp trầm tích Holocen ở độ sâu 10-15 m nước biển ven bờ Bắc Trung Bộ. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phát hiện dấu ấn của bờ biển cổ tuổi Pleistocen muộn, phần muộn và tiềm năng sa khoáng liên quan bị chôn vùi ở đáy biển nông Bắc Trung Bộ. I. MỞ ĐẦU Việc nghiên cứu và phát hiện các thế hệ bờ biển cổ trong kỷ Đệ tứ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa chất nói chung, và tìm kiếm đánh giá sa khoáng biển nói riêng. Trước hết, nó giúp các nhà địa chất tái lập được lịch sử phát triển địa chất của thềm lục địa, sự dao động của mực nước biển, hoàn cảnh cổ địa lý - tướng đá, phân chia và liên kết địa tầng Đệ tứ đới ven biển và biển nông ven bờ cũng như thềm lục địa; đặc biệt là hoạch định kế hoạch và thi công công tác tìm kiếm đánh giá sa khoáng. Địa chất, địa mạo, trầm tích tầng mặt và sự dao động mực nước biển ở vịnh Bắc Bộ nói chung, và đáy biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, Hình 1) nói riêng, đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước nghiên cứu, trong đó phải kể đến các công trình của các tác giả: Lưu Tỳ, Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Biểu, Trần Nghi, Lê Đức An, Nguyễn Địch Dỹ, Đỗ Văn Tự, Đinh Văn Thuận, Trần Đức Thạnh, … . Trên cơ sở khảo sát và lấy mẫu nghiên cứu, hầu hết các tác giả đều thống nhất: sự dao động của mực nước biển mang tính chu kỳ, trong mỗi pha, biển tiến hoặc lùi của mỗi chu kỳ xảy ra với tốc độ không đồng đều và không liên tục, tức là có những lúc mực nước biển tạm thời “ngừng” dao động. Những lúc mực nước biển tạm thời ngưng nghỉ một cách tương đối là lúc hình thành đường bờ biển với tổ hợp cộng sinh các tướng trầm tích đặc trưng cho đới bờ biển. Trên bề mặt đáy biển Bắc Trung Bộ (BTB) đã phát hiện dấu vết 3 đường bờ biển cổ có tuổi khác nhau, từ Pleistocen muộn đến Holocen sớm-giữa, phân bố ở 3 độ sâu khác nhau (100-110 m, 50-60 m và 25-30 m nước) [1,4,5,7]. Còn các bờ biển cổ bị chôn vùi nơi đây đang là những ẩn số rất cần được làm rõ để phục vụ cho công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm đánh giá khoáng sản. Bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu, đã phát hiện được dấu vết bờ biển cổ tuổi Pleistocen muộn, phần muộn (Q13b) bị chôn vùi dưới lớp trầm tích Holocen ở độ sâu 10-15 m nước biển ven bờ BTB. I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN DẤU VẾT BỜ BIỂN CỔ PLEISTOCEN MUỘN PHẦN MUỘN BỊ CHÔN VÙI Để phát hiện đường bờ biển cổ bị chôn vùi ở đáy biển nông ven bờ BTB, các tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: địa chấn nông độ phân giải cao, thành phần vật chất trầm tích, tuổi trầm tích, môi trường thành tạo trầm tích. Nga  S S¬n §.Ngan g g  §.H¶i  V V©n Hình 1. Sơ đồ vị trí đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ Tỷ lệ 1:8.500.000 1. Kết quả nghiên cứu địa chấn nông độ phân giải cao Phương pháp nghiên cứu địa chấn nông độ phân giải cao nhằm phát hiện và xác định các đá gốc, đứt gãy, các tướng trầm tích, các “bẫy” sa khoáng, thành phần thạch học trầm tích, phân chia chi tiết các tầng trầm tích Đệ tứ theo đặc điểm sóng địa chấn phản xạ. Các “bẫy” sa khoáng chôn vùi dưới đáy biển BTB được xác định gồm các thành tạo eluvi - đeluvi trên đá gốc giàu khoáng vật nặng, các thành tạo aluvi và bờ biển trong khu vực phân bố đá gốc giàu khoáng vật nặng. Theo Evans (1995) có nhiều kiểu phản xạ và ranh giới phản xạ; mỗi kiểu đặc trưng cho thành phần thạch học, nguồn gốc (tướng) thành tạo và động lực môi trường trầm tích. ...

Tài liệu được xem nhiều: