Thông tin tài liệu:
Chia cho người khác những gì thuộc về mình là điều không dễ dàng ngay cả với người lớn. Dù vậy, vẫn nên biết “thảo”, bởi đó là đức tính tốt sẽ giúp bé sau này có được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Dạy bé từ chính gia đình Hãy chia cho trẻ những thứ bạn có và khích lệ trẻ làm điều ấy với bạn. Ví dụ: “Mẹ có cuốn truyện này, nhưng mẹ sẽ đọc cho con cùng nghe, thế là cả hai chúng ta đều được nghe câu chuyện”. Trẻ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé biết "thảo"Dạy bé biết thảo Chia cho người khác những gì thuộc về mình là điều không dễ dàngngay cả với người lớn. Dù vậy, vẫn nên biết “thảo”, bởi đó là đức tính tốt sẽgiúp bé sau này có được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xungquanh. Dạy bé từ chính gia đình Hãy chia cho trẻ những thứ bạn có và khích lệ trẻ làm điều ấy với bạn.Ví dụ: “Mẹ có cuốn truyện này, nhưng mẹ sẽ đọc cho con cùng nghe, thế làcả hai chúng ta đều được nghe câu chuyện”. Trẻ cũng có thể học cách chia sẻ trái cây cuối bữa ăn, hay san sẻnhững việc vặt trong gia đình. Dạy trẻ về quyền sở hữu Trẻ nên được dạy rằng chiếm đoạt là bất lịch sự, và cần hỏi trước khimượn đồ. Trẻ cũng nên học rằng, giữ gìn đồ mình mượn là một trách nhiệm,vì bạn bè sẽ không vui nếu nhận lại đồ mà không còn nguyên vẹn như trước. Để trẻ thực hành Hãy cho phép trẻ chơi cùng bạn đồng lứa, một nhóm nhỏ khoảng 3người. Để trẻ quan sát cách bạn bè mình chia sẻ cho nhau và “học hỏi”. Khi một đứa trẻ không còn hứng thú với món đồ nó đang cầm và bắtđầu chú ý đến món đồ khác, bạn hãy gợi nó nhường đồ chơi ấy cho bạnkhác. “Việc tốt đấy con!” Hãy khen ngợi khi trẻ cố gắng chia sẻ, để trẻ biết đó là việc làm tốt, vànên phát huy. Biết chấp nhận Đừng quên giải thích cho trẻ hiểu rằng, nhiều khi chúng ta không thểcó được cái mình muốn. Trẻ nên học cách tôn trọng quyết định của ngườikhác, và tìm món đồ khác để chơi nếu có bạn không muốn nhường đồ chơicho mình.