Dạy bé học nói
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 125.24 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Trẻ lên ba cả nhà học nói". Ngay từ những năm đầu đời, việc giáo dục ngôn ngữ cho bé là hết sức quan trọng. Bé bắt đầu học nóiNgay từ những tháng đầu tiên, bé đã có hứng thú với ngôn ngữ, thể hiện qua việc chúng lắng nghe hay hướng sự chú ý về phía người lớn đang nói chuyện, phát âm ra những từ ê a như một nhu cầu được trò chuyện cùng với cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé có thể bập bẹ được một vài từ đơn, đặc biệt là những từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé học nói Dạy bé học nói Trẻ lên ba cả nhà học nói. Ngay từ những năm đầu đời, việc giáo dục ngôn ngữ cho bé là hết sức quan trọng. Bé bắt đầu học nói Ngay từ những tháng đầu tiên, bé đã có hứng thú với ngôn ngữ, thể hiện qua việc chúng lắng nghe hay hướng sự chú ý về phía người lớn đang nói chuyện, phát âm ra những từ ê a như một nhu cầu được trò chuyện cùng với cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé có thể bập bẹ được một vài từ đơn, đặc biệt là những từ có âm “b” vì nó tương đối dễ phát âm. Thời gian bé bắt đầu học nói tùy thuộc vào từng bé khác nhau, có bé nói sớm, có bé chỉ nói được khi hơn 2 tuổi. Thông thường, 18 tháng bé đã có nhu cầu được nói và có thể nói ra những từ đơn giản, dễ hiểu. Khi bé bắt đầu làm quen với ngôn ngữ, cha mẹ nên có sự khuyến khích và giáo dục phù hợp. Một điều cần lưu ý là, ngay từ khi bé chưa tự phát âm được, nhưng chúng đã có thể nghe – hiểu được những lời nói của người khác. Nên làm gì giúp bé? Nếu thấy một đứa bé khác cùng độ tuổi với con mình đã có thể nói, thậm chí nói được nhiều từ, bạn cũng không nên tỏ ra lo lắng sột ruột vì con mình chậm hơn. Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Bạn nên kiên nhẫn và giúp con học nói một cách từ từ. Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi chơi chung với con, bạn đừng quên vừa làm vừa nói về những hành động đang diễn ra của mình hoặc của con, để chúng tiếp thu và lưu giữ dần dần điều đó làm vốn ngôn từ sau này cho mình. Khi con bạn có thể phát âm một vài từ, cha mẹ hãy để bé có cơ hội được nói, đồng thời lắng nghe những điều mà bé đang cố gắng bày tỏ. Khi chơi, bạn có thể chỉ tay vào đồ chơi của con rồi nói đây là đồ/con gì. Hãy để bé tự lựa chọn bằng cách hỏi “Con thích chơi đồ nào?” hay “Con thích ăn táo hay xoài?”…, và đừng quên khen ngợi khi bé trả lời được, sẽ khiến chúng càng thêm thích thú với khả năng nói của mình. Sử dụng âm nhạc để khuyến khích bé: cho bé nghe những bài hát đơn giản, có nhịp điệu vui, nhẹ nhàng, vừa nghe vừa thể hiện bằng điệu bộ sau đó giúp bé làm theo như xòe tay, múa… Có thể lựa chọn một vài cuốn sách truyện phù hợp rồi cùng bé đọc, vừa đọc vừa chỉ vào những nhân vật trong hình vẽ để bé hình dung. Theo Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé học nói Dạy bé học nói Trẻ lên ba cả nhà học nói. Ngay từ những năm đầu đời, việc giáo dục ngôn ngữ cho bé là hết sức quan trọng. Bé bắt đầu học nói Ngay từ những tháng đầu tiên, bé đã có hứng thú với ngôn ngữ, thể hiện qua việc chúng lắng nghe hay hướng sự chú ý về phía người lớn đang nói chuyện, phát âm ra những từ ê a như một nhu cầu được trò chuyện cùng với cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé có thể bập bẹ được một vài từ đơn, đặc biệt là những từ có âm “b” vì nó tương đối dễ phát âm. Thời gian bé bắt đầu học nói tùy thuộc vào từng bé khác nhau, có bé nói sớm, có bé chỉ nói được khi hơn 2 tuổi. Thông thường, 18 tháng bé đã có nhu cầu được nói và có thể nói ra những từ đơn giản, dễ hiểu. Khi bé bắt đầu làm quen với ngôn ngữ, cha mẹ nên có sự khuyến khích và giáo dục phù hợp. Một điều cần lưu ý là, ngay từ khi bé chưa tự phát âm được, nhưng chúng đã có thể nghe – hiểu được những lời nói của người khác. Nên làm gì giúp bé? Nếu thấy một đứa bé khác cùng độ tuổi với con mình đã có thể nói, thậm chí nói được nhiều từ, bạn cũng không nên tỏ ra lo lắng sột ruột vì con mình chậm hơn. Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Bạn nên kiên nhẫn và giúp con học nói một cách từ từ. Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi chơi chung với con, bạn đừng quên vừa làm vừa nói về những hành động đang diễn ra của mình hoặc của con, để chúng tiếp thu và lưu giữ dần dần điều đó làm vốn ngôn từ sau này cho mình. Khi con bạn có thể phát âm một vài từ, cha mẹ hãy để bé có cơ hội được nói, đồng thời lắng nghe những điều mà bé đang cố gắng bày tỏ. Khi chơi, bạn có thể chỉ tay vào đồ chơi của con rồi nói đây là đồ/con gì. Hãy để bé tự lựa chọn bằng cách hỏi “Con thích chơi đồ nào?” hay “Con thích ăn táo hay xoài?”…, và đừng quên khen ngợi khi bé trả lời được, sẽ khiến chúng càng thêm thích thú với khả năng nói của mình. Sử dụng âm nhạc để khuyến khích bé: cho bé nghe những bài hát đơn giản, có nhịp điệu vui, nhẹ nhàng, vừa nghe vừa thể hiện bằng điệu bộ sau đó giúp bé làm theo như xòe tay, múa… Có thể lựa chọn một vài cuốn sách truyện phù hợp rồi cùng bé đọc, vừa đọc vừa chỉ vào những nhân vật trong hình vẽ để bé hình dung. Theo Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 936 6 0
-
16 trang 530 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0