Dạy bé ngăn nắp
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.02 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'dạy bé ngăn nắp', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé ngăn nắp Dạy bé ngăn nắp Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải hướng dẫn chúng. Chị Hoa cùng một cô bạn gái cùng phòng bước vào nhà, cái nắng gay gắt của buổi trưa hè khiến mặt chị đỏ gay. Vừa vào đến cổng, chị đã hí hửng khoe: “Để cậu nhìn thấy cô con gái cưng của tớ ngoan như thế nào”. Nhưng nụ cười trên môi chợt tắt khi chị nhìn thấy nhà cửa bừa bộn. Đồ chơi của bé Vân, con chị vứt mỗi nơi một cái. Mở cửa vào phòng, chị thấy con bé nằm ngủ ngon lành bên cạnh chú chó bông to xù. Trên bàn học của nó, sách vở cũng ngổn ngang không kém. Bực mình, chị ra ngoài ngồi thừ người. Cô bạn thấy thế vỗ vai khuyên: “Cậu phải dạy con đi là vừa rồi đấy, chứ để lớn, con gái mà cẩu thả thì tệ quá”. Một lúc sau, bé Vân rón rén đến bên mẹ, nó biết chỉ khi nào bực mình mẹ nó mới như vậy. Đến gần mẹ, nó khẽ khàng: “Con sẽ dọn đồ chơi lại ngay, con xin lỗi mẹ”. Chị Hoa quay lại nhìn con nghiêm nét mặt “Lần sau, con không ngăn nắp, mẹ sẽ phạt”. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai. Điều nên làm khi cha mẹ dạy bé ngăn nắp Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì bé sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng. Giao cho bé công việc phù hợp với từng lứa tuổi. Khi bé được ba tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy cho chúng tính ngăn nắp. Ở độ tuổi này, bé có thể xếp được gối vào góc giường, để giày lên giá. Khi bé từ bốn đến năm tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ thu xếp đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi. Khi bé lên năm tuổi, bạn khuyến khích bé dọn phòng, lau bàn sau khi ăn... Trước tiên, bạn nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: “Bé cưng, hôm nay mẹ và con thi xem ai sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất nhé”. Bé lên sáu tuổi, bạn đề nghị chúng thu dọn đồ dùng học tập, xếp sách vở ngăn nắp trên giá sắp, dọn dẹp phòng riêng... Nếu bé không có phòng riêng, bạn hướng dẫn cho chúng làm những công việc đơn giản trong gia đình như lau bàn ghế, thay nước bình hoa... Giải thích cho bé biết những lợi ích của công việc này. Khen ngợi chúng khi công việc của chúng được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi chúng không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận. Những điều bạn không nên làm với bé Nếu bạn luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của bé, điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến bé xa cách bạn hơn. Không nên chỉ trích quá đáng khi bé phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm bé cảm thấy bị tổn thương. Khi bé đang chơi một trò chơi nào đó, bạn không nên bắt bé ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này bạn chỉ nên nói với bé: “Con phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong”. Không nên gay gắt với chồng bạn vì tính bừa bãi cẩu thả của anh ấy, vì vô tình bạn làm cho bé thấy bố nó cũng không ngăn nắp chẳng kém gì nó. Theo WTT
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé ngăn nắp Dạy bé ngăn nắp Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải hướng dẫn chúng. Chị Hoa cùng một cô bạn gái cùng phòng bước vào nhà, cái nắng gay gắt của buổi trưa hè khiến mặt chị đỏ gay. Vừa vào đến cổng, chị đã hí hửng khoe: “Để cậu nhìn thấy cô con gái cưng của tớ ngoan như thế nào”. Nhưng nụ cười trên môi chợt tắt khi chị nhìn thấy nhà cửa bừa bộn. Đồ chơi của bé Vân, con chị vứt mỗi nơi một cái. Mở cửa vào phòng, chị thấy con bé nằm ngủ ngon lành bên cạnh chú chó bông to xù. Trên bàn học của nó, sách vở cũng ngổn ngang không kém. Bực mình, chị ra ngoài ngồi thừ người. Cô bạn thấy thế vỗ vai khuyên: “Cậu phải dạy con đi là vừa rồi đấy, chứ để lớn, con gái mà cẩu thả thì tệ quá”. Một lúc sau, bé Vân rón rén đến bên mẹ, nó biết chỉ khi nào bực mình mẹ nó mới như vậy. Đến gần mẹ, nó khẽ khàng: “Con sẽ dọn đồ chơi lại ngay, con xin lỗi mẹ”. Chị Hoa quay lại nhìn con nghiêm nét mặt “Lần sau, con không ngăn nắp, mẹ sẽ phạt”. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai. Điều nên làm khi cha mẹ dạy bé ngăn nắp Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì bé sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng. Giao cho bé công việc phù hợp với từng lứa tuổi. Khi bé được ba tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy cho chúng tính ngăn nắp. Ở độ tuổi này, bé có thể xếp được gối vào góc giường, để giày lên giá. Khi bé từ bốn đến năm tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ thu xếp đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi. Khi bé lên năm tuổi, bạn khuyến khích bé dọn phòng, lau bàn sau khi ăn... Trước tiên, bạn nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: “Bé cưng, hôm nay mẹ và con thi xem ai sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất nhé”. Bé lên sáu tuổi, bạn đề nghị chúng thu dọn đồ dùng học tập, xếp sách vở ngăn nắp trên giá sắp, dọn dẹp phòng riêng... Nếu bé không có phòng riêng, bạn hướng dẫn cho chúng làm những công việc đơn giản trong gia đình như lau bàn ghế, thay nước bình hoa... Giải thích cho bé biết những lợi ích của công việc này. Khen ngợi chúng khi công việc của chúng được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi chúng không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận. Những điều bạn không nên làm với bé Nếu bạn luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của bé, điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến bé xa cách bạn hơn. Không nên chỉ trích quá đáng khi bé phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm bé cảm thấy bị tổn thương. Khi bé đang chơi một trò chơi nào đó, bạn không nên bắt bé ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này bạn chỉ nên nói với bé: “Con phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong”. Không nên gay gắt với chồng bạn vì tính bừa bãi cẩu thả của anh ấy, vì vô tình bạn làm cho bé thấy bố nó cũng không ngăn nắp chẳng kém gì nó. Theo WTT
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 936 6 0
-
16 trang 530 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0