Danh mục

Dạy bé tính tự lập

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.52 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi con bạn càng lớn, bé càng có xu hướng độc lập đối với bạn. Lúc này, bé cần có không gian riêng của mình. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn phát huy tính độc lập của trẻ: Giữ cho nhà cửa an toàn đối với “nhà thám hiểm nhí”: Để phát triển tính độc lập của mình, trẻ cần phải học cách khám phá mọi thứ xung quanh một cách kiên trì. Đó là lý do vì sao bạn nên chú ý đến sự an toàn của trẻ trong nhà. Thay vì chạy loanh quanh khắp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé tính tự lập Dạy bé tính tự lập Khi con bạn càng lớn, bé càng có xu hướng độc lập đối với bạn. Lúc này, bé cần có không gian riêng của mình. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn phát huy tính độc lập của trẻ: Giữ cho nhà cửa an toàn đối với “nhà thám hiểm nhí”: Để phát triển tính độc lập của mình, trẻ cần phảihọc cách khám phá mọi thứ xung quanh một cáchkiên trì. Đó là lý do vì sao bạn nên chú ý đến sự antoàn của trẻ trong nhà. Thay vì chạy loanh quanhkhắp nơi và nói “Không được” bất cứ lúc nào bé cầmvật gì có thể gây nguy hiểm, bạn hãy để những vậtdụng đó ngoài tầm với của bé hay bọc chúng lại cẩnthận. Việc này sẽ giúp bé giành được cho mình mộtchút quyền tự trị và bạn thì có được cho mình mộtchút thảnh thơi trong suy nghĩ.Cho phép con bạn được quyền ra quyết định: Mọibậc phụ huynh đều cần phải đặt ra những giới hạn đểdạy dỗ con cái, nhưng thỉnh thoảng hãy để trẻ tự đưara những quy định của riêng mình – ngay cả khinhững quyết định đó có vẻ lạ lùng. Chẳng hạn vàogiữa mùa hè nóng bức mà bé cứ thích mặc áo bông,bạn nên để bé mặc và tự khám phá rằng mặc nhưvậy là không phù hợp. Bằng cách để con tự rút ra kếtluận cho mình, bạn trao cho con cơ hội tự học và tựlớn lên.Cho bé thấy khả năng của mình: Có khả năng làmtốt công việc chính là chìa khoá giúp tạo dựng lòng tựtin cho trẻ và giúp bé đạt được những dự định củamình. Nhưng để khuyến khích những khả năng ấy,bạn nên mô tả để bé hiểu những điều bé cần làm mộtcách chậm rãi và rõ ràng theo những hành động cụthể. Chẳng hạn bạn có thể theo sát bé từng bướctrong khi dọn dẹp các vật dụng trên bàn ăn (đầu tiênlà đặt chén vào bồn rửa, sau đó là tới tách uống nướcvà đồ dùng bằng bạc). Rồi bạn quan sát bé tự làmcác việc ấy như thế nào và dành cho bé những lời vỗvề ấu yếm khi bé làm tốt.Hãy để bé giúp bạn: Con bạn thấy bạn đang làm mộtviệc gì đó khá thú vị - chẳng hạn nấu ăn, dọn dẹp,sắp xếp đồ dùng – và bé muốn làm những việc đócùng bạn. Lúc ấy, bạn hãy nghĩ ra một cách nào đóđể bé có thể phụ giúp bạn. Bé có thể không tự rửađược một cái đĩa thức ăn đầy dầu mỡ, nhưng bạn cóthể nhờ bé lấy giùm miếng rửa chén.Tránh không làm giùm bé quá nhiều: Nếu như bạngiao cho bé làm một việc gì, hãy để bé tự hoàn thành,ngay cả khi bé phải mất vài lần để thực hiện côngviệc ấy một cách thành thục. Nếu như bạn không quávội, hãy dành ra 5 phút vào buổi sáng để bé tự gấpbộ quần áo ngủ – như vậy bé sẽ sớm hình thành thóiquen tự giác cho mình. Điều này tốt hơn việc bạn làmgiùm bé mọi việc.

Tài liệu được xem nhiều: