Dạy bé về sự cảm thông
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.67 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lên 4 tuổi, bé rất dễ nổi cáu thậm chí đánh lại các bạn chơi cùng mỗi lần bé không vừa ý. Hơn nữa, bé còn tỏ ra kiêu ngạo, phớt lờ hoặc không chịu chấp nhận bất kỳ lý do bào chữa nào khác mà người bạn chơi cùng bé đưa ra sau đó. Một vài gợi ý từ Wondertime để bạn biết cách hướng dẫn bé cảm thông với người khác. Giữ bình tĩnh Trước tiên, bạn hãy giúp bé biết cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân. Nói cho bé biết rằng nếu không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé về sự cảm thông Dạy bé về sự cảm thông Lên 4 tuổi, bé rất dễ nổi cáu thậm chí đánh lại các bạn chơi cùng mỗi lần bé không vừa ý. Hơn nữa, bé còn tỏ ra kiêu ngạo, phớt lờ hoặc không chịu chấp nhận bất kỳ lý do bào chữa nào khác mà người bạn chơi cùng bé đưa ra sau đó. Một vài gợi ý từ Wondertime để bạn biết cách hướng dẫn bé cảm thông với người khác. Giữ bình tĩnh Trước tiên, bạn hãy giúp bé biết cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân. Nói cho bé biết rằng nếu không vừa ý, bé có thể nhẹ nhàng nói chuyện với bạn chơi. Trường hợp người bạn chơi cùng bé tỏ ra buồn bã hay chán nản, bé nên hỏi han và bày tỏ sự quan tâm trước đã. Dù như thế nào, bé cũng cần phải biết giữ bình tĩnh vì sự nối giận của bé sẽ khiến người đối diện sợ hãi hay khó chịu. Biết sẻ chia Nếu bé có anh (chị) bạn có thể hướng dẫn để các bé trao đổi đồ chơi, thức ăn với nhau. Bạn cũng nên dạy các bé cách mượn và giữ gìn đồ chơi của người khác. Để cho bé thấy rằng, anh (chị) hay các bạn bé có quyền quyết định những vật dụng thuộc sở hữu cá nhân. Nếu bé không muốn ai đụng chạm vào đồ chơi của bé, tốt nhất bé cũng không nên tùy tiện đồ dùng của người khác. Ảnh: JupiterImages Để bé an ủi khi bạn khóc Chẳng may có chuyện gì buồn bã khiến bạn phải rơi nước mắt, bạn hãy tạo cơ hội để bé được an ủi hay choàng tay ôm bạn. Những cử chỉ này dạy cho bé thói quen không thờ ơ với những người xung quanh, đồng thời bé cũng biết được cách chia sẻ cảm xúc. Hướng dẫn bé làm việc thiện Nếu bé bắt gặp một người ăn xin khi cùng bạn đi dạo trên đường, bạn có thể đưa cho bé một chút tiền lẻ và hướng dẫn cách tặng quà cho người ăn xin đó. Bạn cũng có thể giải thích để bé hiểu rằng vì sao họ lại rơi vào tình cảnh như vậy và nhấn mạnh thêm với bé: “Ai cũng có lúc cần được giúp đỡ. Nếu con giúp đỡ người khác thì khi cần sẽ có người tốt bụng nào đó ngoài bố mẹ và người thân giúp đỡ con”. Có thể bé không hiểu hết những lời bạn nói, xong, bạn cũng đã giúp bé nhận ra rằng bé đã làm được một việc tốt. Phương Thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy bé về sự cảm thông Dạy bé về sự cảm thông Lên 4 tuổi, bé rất dễ nổi cáu thậm chí đánh lại các bạn chơi cùng mỗi lần bé không vừa ý. Hơn nữa, bé còn tỏ ra kiêu ngạo, phớt lờ hoặc không chịu chấp nhận bất kỳ lý do bào chữa nào khác mà người bạn chơi cùng bé đưa ra sau đó. Một vài gợi ý từ Wondertime để bạn biết cách hướng dẫn bé cảm thông với người khác. Giữ bình tĩnh Trước tiên, bạn hãy giúp bé biết cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân. Nói cho bé biết rằng nếu không vừa ý, bé có thể nhẹ nhàng nói chuyện với bạn chơi. Trường hợp người bạn chơi cùng bé tỏ ra buồn bã hay chán nản, bé nên hỏi han và bày tỏ sự quan tâm trước đã. Dù như thế nào, bé cũng cần phải biết giữ bình tĩnh vì sự nối giận của bé sẽ khiến người đối diện sợ hãi hay khó chịu. Biết sẻ chia Nếu bé có anh (chị) bạn có thể hướng dẫn để các bé trao đổi đồ chơi, thức ăn với nhau. Bạn cũng nên dạy các bé cách mượn và giữ gìn đồ chơi của người khác. Để cho bé thấy rằng, anh (chị) hay các bạn bé có quyền quyết định những vật dụng thuộc sở hữu cá nhân. Nếu bé không muốn ai đụng chạm vào đồ chơi của bé, tốt nhất bé cũng không nên tùy tiện đồ dùng của người khác. Ảnh: JupiterImages Để bé an ủi khi bạn khóc Chẳng may có chuyện gì buồn bã khiến bạn phải rơi nước mắt, bạn hãy tạo cơ hội để bé được an ủi hay choàng tay ôm bạn. Những cử chỉ này dạy cho bé thói quen không thờ ơ với những người xung quanh, đồng thời bé cũng biết được cách chia sẻ cảm xúc. Hướng dẫn bé làm việc thiện Nếu bé bắt gặp một người ăn xin khi cùng bạn đi dạo trên đường, bạn có thể đưa cho bé một chút tiền lẻ và hướng dẫn cách tặng quà cho người ăn xin đó. Bạn cũng có thể giải thích để bé hiểu rằng vì sao họ lại rơi vào tình cảnh như vậy và nhấn mạnh thêm với bé: “Ai cũng có lúc cần được giúp đỡ. Nếu con giúp đỡ người khác thì khi cần sẽ có người tốt bụng nào đó ngoài bố mẹ và người thân giúp đỡ con”. Có thể bé không hiểu hết những lời bạn nói, xong, bạn cũng đã giúp bé nhận ra rằng bé đã làm được một việc tốt. Phương Thảo
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0