Thông tin tài liệu:
Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất Một thằng bé khoảng ba tuổi theo mẹ đi chợ, đến hàng bán đồ chơi nó nhất định tụt xuống và lăn đùng ngã ngửa ra đòi mẹ mua cho năm cái chiến cơ siêu hạng. Chợ thì đông, hai mẹ con đánh đu nhau ở giữa lối đi lại không tiện, để giải quyết tạm thời sự việc, người mẹ đành phải mua theo ý con và không quên giao hẹn: Lần này thôi nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con biết trân trọng đồng tiền Dạy con biết trân trọng đồng tiềnBắt đầu từ những việc nhỏ nhấtMột thằng bé khoảng ba tuổi theo mẹ đi chợ, đến hàng bán đồ chơi nónhất định tụt xuống và lăn đùng ngã ngửa ra đòi mẹ mua cho năm cáichiến cơ siêu hạng. Chợ thì đông, hai mẹ con đánh đu nhau ở giữa lối đilại không tiện, để giải quyết tạm thời sự việc, người mẹ đành phải muatheo ý con và không quên giao hẹn: Lần này thôi nhé. Nhưng thằng béquen mui, hôm sau lại đòi thêm cái nữa và nó bụm chặt miệng nhất địnhkhông chịu ăn cơm cho đến khi mẹ nó phải dong xe ra khỏi nhà. Người mẹđó đã lầm. Đối với trẻ con không bao giờ tin được lần này thôi nhé. Cầnphải kiên quyết với con.Khi con muốn mua một thứ đồ gì đó, bố mẹ phảitìm hiểu cặn kẽ xem nhu cầu đó có chính đáng hay không? Đã thật cầnthiết chưa? Đừng đáp ứng vô lối những đòi hỏi của con dù bố mẹ có thừađiều kiện làm như thế. Nếu quá rộng rãi và phóng tay theo nhu cầu củacon, bố mẹ đã góp phần tạo nên những đứa trẻ không biết giá trị đích thựccủa lao động và sẽ không bao giờ trân trọng những giá trị ấy.Tuyệt đối không bao giờ dùng tiền để thuê con làm bất kỳ việc gì đó. Vídụ: Nếu tuần này còn được điểm mười mẹ sẽ cho mười nghìn. Làm nhưthế, vừa tạo ra một thói quen xấu: Có tiền mới làm việc lại vừa tạo ra suynghĩ kiếm đồng tiền thật dễ dàng, chẳng tốn mấy công sức. Những đứa trẻsống trong những môi trường như thế, nhất định sau này ra ngoài xã hộichúng cũng kiếm tiền theo những cách như thế. Và đương nhiên, việc tiêutiền với chúng chỉ là chuyện nhỏ.Không được cho con quỹ riêng. Nếu có, cũng chỉ để một số tiền vừa đủ đểphòng khi con hỏng xe dọc đường hay có việc gì đột xuất của lớp như đithăm thầy cô, bạn bè bị ốm. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng: Tiền tếtngười ta mừng tuổi cho con là của con, nên không quản lí, để con tiêu bừabãi. Sau tết, bố mẹ nên khuyến khích con bỏ tiền vào heo đất hoặc chínhbố mẹ giữ số tiền đó, nên nói cho con hiểu đó là cách bố mẹ giữ hộ con.Còn bây giờ, tiêu gì đã có bố mẹ lo.Một người mẹ, buổi tối bận soạn bài, vất cho con cái điện thoại và để connghịch gọi hết cho bà nội lại bà ngoại. Một thằng trẻ con đi mẫu giáo thìlàm gì có nhiều chuyện để nói. Nó ê a kể chuyện chẳng ra đầu ra cuối rồilại hát rồi đọc thơ cho các bà nghe. Tháng nào người mẹ cũng phải thanhtoán tiền điện thoại không dưới một triệu đồng. Việc nghe điện thoại củathằng bé thoạt nhiên tưởng như chẳng có gì liên quan đến tiền nong.Nhưng tạo cho con thói quen dùng đồ vô tội vạ không cần biết điểm dừngcũng đồng nghĩa với việc tạo cho con thói quen hoang phí sau này.Việc cha mẹ vứt tiền bừa bãi, không có sự cẩn thận cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc trẻ coi nhẹ việc sử dụng và quản lý tiềnbạc. Cha mẹ hãy luôn chú ý để tiền đúng chỗ trong ví, trong túi...Dạy con thế nào?Việc giáo dục con cái biết quản lý và chi tiêu tài chính rất quan trọng vàcần thiết. Mỗi bậc cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ nhận thức được giá trị củađồng tiền, hình thành thói quen tiết kiệm và sử dụng đồng tiền đúng mụcđích để tránh lãng phí. Khi trẻ bắt đầu 5 tuổi, cha mẹ hoàn toàn có thể dạycho con hiểu về giá trị của đồng tiền. Cha mẹ cần hướng dẫn cho con biếtrằng tại sao phải trả tiền để mua những vật dụng cần thiết. Đồng thời, chamẹ cần đặc biệt lưu ý giảng giải để con biết sự vất vả của cha mẹ vànhững người khác trong việc kiếm tiền để con hiểu được giá trị thực sựcủa đồng tiền.Đối với các trẻ học cấp I, cha mẹ cần dạy con biết tiết kiệm tiền, sử dụngtiền có ích, đúng mục đích để tránh lãng phí. Đây cũng là cách giúp conrèn luyện nhân cách rất tốt. Đối với trẻ đã lên cấp II, cha mẹ cần dạy conbiết cách tiêu tiền và tiêu trong vòng kiểm soát của cha mẹ. Từ đó giúpcon hình thành thói quen tiêu tiền đúng cách. ...