Thông tin tài liệu:
Liệu giáo viên có thể luôn vào lớp kịp thời để ngăn học sinh bắt nạt nhau? Liệu phụ huynh có thể luôn ngăn được tất cả những hành vi không tốt của con mình? Câu trả lời luôn là "Không!" Giải pháp ngăn những đứa trẻ bắt nạt cần Thật khó tránh khỏi việc cao giọng khi cố đưa con vào khuôn khổ trừng phạt được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, trước khi tính hung bạo bắt đầu được hình thành. Bằng kỷ luật, nhưng không
Làm thế nào để phụ huynh có thể dạy cho con mình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con không thành “đầu gấu” – Phần 2
Dạy con không thành
“đầu gấu” – Phần 2
Liệu giáo viên có thể luôn vào lớp kịp thời để
ngăn học sinh bắt nạt nhau?
Liệu phụ huynh có thể luôn
ngăn được tất cả những
hành vi không tốt của con
mình? Câu trả lời luôn là
Không! Giải pháp ngăn
những đứa trẻ bắt nạt cần
được thực hiện ngay từ lúc
Thật khó tránh khỏi
nhỏ, trước khi tính hung
việc cao giọng khi cố
bạo bắt đầu được hình
đưa con vào khuôn
thành.
khổ
Bằng kỷ luật, nhưng không
trừng phạt
Làm thế nào để phụ huynh có thể dạy cho con mình
biết đúng sai mà không quá khắt khe hay vô tình
thành ra hành hạ con? Liệu có phụ huynh nào tránh
khỏi việc cao giọng, quát tháo khi phải nỗ lực đưa
bọn trẻ vào khuôn khổ?
Chúng ta đều biết, và nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận,
những lời la hét hoặc tệ hơn là đánh đập chỉ làm cho bọn
trẻ sợ hãi chứ không thể giúp chúng hiểu được vì sao mình
lại bị phạt, và làm thế nào để khắc phục lỗi lầm. Về lâu dài,
việc phụ huynh sử dụng quá nhiều hình phạt nặng nề,
chẳng hạn như đánh đòn, còn làm gia tăng tính hung hăng
của con cái.
“Thay vì ý nghĩ phải đánh bại những tính xấu bên trong
đứa trẻ, bạn hãy chuyển sang dùng sự cảm thông và lòng
nhân hậu để dạy dỗ chúng, Dacher Keltner, giáo sư tâm lý
tại Đại học California, cho biết. Hay nói cách khác, các bậc
cha mẹ nên bắt đầu bằng cách dạy con mình hiểu những
hành vi và cảm xúc của bản thân.
Ví dụ, với một đứa trẻ đã làm đau một bạn khác, bạn hãy
giúp bé hiểu “người bạn bị con bắt nạt đang cảm thấy như
thế nào?” Theo Tiến sĩ Mary Gordon, người sáng lập
chương trình Roots of Empathy (“Gốc rễ của sự cảm
thông”) thì: “Hầu hết các phụ huynh cho rằng nên hỏi
những câu kiểu như: ‘Con nghĩ gì mà lại đối xử với bạn
như thế?’ nhưng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn nói: ‘Con
hẳn phải cảm thấy rất buồn.’ Hãy dạy cho con cách tự diễn
tả cảm xúc, để những lần sau đó, khi có những chuyện
tương tự xảy ra, bé có thể nói: “Con có cảm giác như lần
con đã cắn bạn Johnny.”
Khi trẻ con bắt đầu hiểu được cảm xúc của chính mình,
chúng sẽ dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của người khác.
Chẳng hạn, cậu bé trong câu chuyện trên có thể cảm nhận
được rằng người bạn Johnny sẽ cảm thấy đau và buồn như
thế nào khi bị cắn. Chính những “chuyển đổi” trong nhận
thức này sẽ dẫn đến những chuyển đổi trong hành
vi. Nhưng bản thân sự thấu hiểu không thể tạo nên sự cảm
thông. Có không ít người từ nhỏ đã phải trải qua nhiều đau
khổ khi lớn lên dễ có xu hướng trở thành những kẻ bắt nạt
người khác. Không phải bởi họ không hiểu được cảm giác
bị tổn thương của người khác, mà bởi họ đã học được rằng
bạo lực chính là cách để thể hiện sự tức giận hoặc khẳng
định quyền lực.
Roots of Empathy đang được áp dụng trong 3.000
trường mẫu giáo, tiểu học và trung học tại Canada và
40 trường ở Seattle. Trong chương trình này, mỗi
tháng một lần, học sinh sẽ được gặp một bà mẹ và
một em bé sơ sinh tại lớp học của mình; tận mắt quan
sát nền tảng xây dựng nên sự cảm thông. Khi em bé
khóc, một người hướng dẫn của chương trình giúp
người mẹ và các học sinh suy nghĩ xem điều gì khiến
em bé cảm thấy khó chịu và làm thế nào để mọi việc
trở nên tốt đẹp hơn.
Chương trình Roots of
Empathy giúp trẻ đặt
Các học sinh được dạy rằng em mình vào vị trí của
bé khóc không có nghĩa là em người khác (Ảnh:
bé xấu tính mà bởi em đang gặp Inmagine)
phải vấn đề nào đó. Thông qua
sự cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra với em bé này,
các học sinh sẽ học được cách nhìn thế giới qua đôi mắt
của trẻ sơ sinh và hiểu được những gì các em bé sơ sinh
yêu thích hoặc cần có nhưng lại không có khả năng diễn đạt
được.
Cả lớp sau đó cũng được người mẹ chia sẻ rằng cô cảm
thấy bực bội và khó chịu thế nào khi em bé không chịu
ngừng khóc. Điều đó giúp trẻ em hiểu hơn từ cái nhìn của
các bậc phụ huynh – sự ảnh hưởng của hành vi của con trẻ
đến người lớn – một điều mà bọn trẻ thường không bao giờ
nghĩ đến. “Nếu bạn nhìn vào quá trình phát triển của sự
đồng cảm, một trong những đặc điểm quan trọng nhất
chính là đặt mình vào vị trí của người khác. Trong việc
huấn luyện kỹ năng này, chúng tôi giúp các em đặt mình
vào vị trí của người khác,” Tiến sĩ Gordon nói.
Cho đến nay, có đến 9 nghiên cứu riêng lẻ đã cho thấy rằng
chương trình Roots of Empathy đã giúp làm giảm được tình
trạng bắt nạt ở nhiều trường học và làm tăng sự giúp đỡ lẫn
nhau giữa các học sinh. Mới đây đã có thêm nhiều trường
học ở Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng phương
pháp tiếp cận này của Gordon.
...