Danh mục

Dạy con kinh nghiệm sống

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.67 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bà mẹ nào cũng muốn dạy con kinh nghiệm về nguy hiểm. Làm sao để chỉ cho một đứa trẻ biết tránh xa nồi canh mới nấu, bàn ủi, ổ điện, dao kéo, cầu thang... Không thể chỉ vào những thứ đó và nói rằng “rất nguy hiểm” là đứa trẻ biết bò có thể hiểu rõ. Nhiều bà mẹ tìm cách “nhốt” con vào chỗ an toàn, có người ngăn chặn, có người cố giải thích nhưng lại không cho trẻ cơ hội trải nghiệm. Một quy trình dạy trẻ kinh nghiệm gồm ba bước: - Đầu tiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con kinh nghiệm sống Dạy con kinh nghiệm sống Bà mẹ nào cũng muốn dạy con kinh nghiệm về nguy hiểm. Làm saođể chỉ cho một đứa trẻ biết tránh xa nồi canh mới nấu, bàn ủi, ổ điện, daokéo, cầu thang... Không thể chỉ vào những thứ đó và nói rằng “rất nguyhiểm” là đứa trẻ biết bò có thể hiểu rõ. Nhiều bà mẹ tìm cách “nhốt” con vào chỗ an toàn, có người ngănchặn, có người cố giải thích nhưng lại không cho trẻ cơ hội trải nghiệm. Một quy trình dạy trẻ kinh nghiệm gồm ba bước: - Đầu tiên là giải thích: Với khái niệm nguy hiểm, bạn nói cho conbiết dao, lửa, nước sôi, điện... có thể gây đau đớn cho con khi trẻ chưa biếtcách sử dụng. - Bước tiếp theo cho con bài tập để trải nghiệm (với những gì khôngnguy hiểm đến sức khỏe). Ví dụ bạn có thể cầm tay con sờ vào ly nướcnóng, theo phản xạ trẻ sẽ rụt tay lại. Để thêm phần ấn tượng, bạn nhúng một ngón tay của con thật nhanhvào nước nóng trong ly rồi lấy ra, kèm theo là giọng nói có cảm xúc: “Nóng,không được đụng vào”. Bố mẹ phải thường xuyên lặp lại bài tập để trẻ không quên. Đặc biệt,không được nói dối con khi dạy kinh nghiệm. Ví dụ, đứa trẻ cầm thỏi son, bà mẹ muốn lấy lại nên nghiêm giọng vớicon “nguy hiểm lắm”. Khi trẻ tự khám phá thỏi son chẳng có gì nguy hiểmcả thì những lời nói của bà mẹ sẽ bị trẻ bỏ qua. - Bước cuối cùng là kết luận: Đứa trẻ không chỉ biết mà còn từng bịnóng, sẽ tự động tránh xa cái nồi hay ly nước đang bốc khói. Khi có kinhnghiệm, có ý thức, trẻ sẽ tự tìm lý do để tránh những nơi nguy hiểm. Nhiều kinh nghiệm sống rất khó dạy cho trẻ vì mang tính trừu tượngnhư: kiềm chế, tự trọng, cảm thông, chia sẻ, kiên trì... Thế nhưng, một đứatrẻ sẽ cho bạn vô số tình huống để bố mẹ bộc lộ tài năng dạy con. Ví dụ, các bà mẹ hay nhờ cô giúp việc lừa rồi bế trẻ đi chỗ khác để mẹra khỏi nhà. Hậu quả là bạn gieo cho trẻ một cảm xúc “giận và ghét mẹ”. Cóbà mẹ quá thương con đi không đành, phải xin phép nghỉ việc. Hãy thử một cách khác với sự trợ giúp của người thân, bạn nói tạmbiệt con rồi bước đi núp ngoài cửa. Trẻ ở lại sẽ khóc nhưng vẫn an toàn khicó người lớn trông. Đợi lúc trẻ dịu đi, bà mẹ bước vào: “Mẹ về rồi đây, conngoan quá, không khóc nhè nữa”. Nhưng vài phút sau mẹ lặp lại hành động đó với thời gian quay vàodài hơn... Dần dần trẻ học được kinh nghiệm: “Mẹ không bao giờ đi luôn vàsẽ về khi con ngoan”. Qua đó, trẻ mới biết thế nào là cảm thông khi mẹ rakhỏi nhà. Ở độ tuổi 0-6 tuổi được gọi là thời kỳ vàng, vì đây là khoảng thời giantrẻ tiếp thu tốt nhất những giá trị sống, kỹ năng sống. Nhiều ông bố, bà mẹkhông biết mình đã mang “vàng” vứt đi. Từ tuổi 12 trở đi, trẻ phải học kinh nghiệm sống bằng biến cố, đó làloại bài học kèm đau thương, cay đắng, trả giá...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: