Thông tin tài liệu:
Thế là thiên thần nhỏ của bạn đã chuẩn bị bước vào một thế giới rộng lớn hơn nhiều vòng tay của bố mẹ. Bạn có lo lắng, không biết Dạy bé biết yêu thương. phải chuẩn bị hành trang gì cho bé không? Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 10 tuổi trở lên (Kỳ 4)
Dạy con mọi thứ trên đời - Cho
bé từ 10 tuổi trở lên (Kỳ 4)
Thế là thiên thần nhỏ của
bạn đã chuẩn bị bước vào
một thế giới rộng lớn hơn
nhiều vòng tay của bố mẹ.
Bạn có lo lắng, không biết
phải chuẩn bị hành trang
Dạy bé biết yêu
gì cho bé không? Sau đây
thương.
là một số kỹ năng cần thiết
mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ
huynh:
Kỳ 4: Dạy cho bé từ 10 tuổi trở lên những đức tính
Biết quan tâm đến người khác
Khi con bạn lên 10, hãy dạy cho bé những bài học về
sự cảm thông, chia sẻ và nuôi dưỡng lòng nhân hậu
của bé. Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con biết quan
tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh; đó có thể là
những điều nhỏ nhặt thôi, như chia bớt phần quà vặt
của mình cho bạn khó khăn, nhường nhịn em nhỏ…
Khuyến khích con biết đặt mình vào hoàn cảnh của
người khác bằng cách đặt những câu hỏi khuyến
khích bé suy nghĩ về những khó khăn, vất vả của họ.
Không phải lúc nào bạn cũng nhận được câu trả lời,
có thể sẽ chỉ là “Con không biết,” nhưng thế không có
nghĩa bé không suy nghĩ. Đó là lý do vì sao bạn đừng
nên ngừng hỏi.
Rèn luyện tính kiên nhẫn
Nhắc đi nhắc lại những lý thuyết như “Kiên nhẫn là
một đức tính tốt” với trẻ sẽ không có tác dụng bằng
cách bạn thể hiện trong những tình huống cụ thể.
Nếu bạn cùng con bị kẹt trong môt hàng dài xe cộ tắc
nghẽn trên đường, có thể cho bé thấy bạn cũng “xì-
trét” với việc ấy như thế nào và chia sẻ điều ấy với
bé; điều này không thể giúp đường phố thông thoáng
ngay cho các bạn, nhưng có thể các bạn sẽ tìm ra
được cách để khoảng thời gian chờ đợi ấy trôi qua
không lãng phí. Bé sẽ phải biết rằng “sống là phải
kiên nhẫn”, không chỉ khi chờ đợi một ai hay một điều
gì đó mà còn là sự kiên nhẫn trong học tập, trong
công việc hay theo đuổi một ước mơ lớn.
Rèn tính tự lập
Đây là giai đoạn rất quan
trọng trong quá trình hình
thành tính tự lập cho một đứa
trẻ. Lúc này, hãy nhớ rằng
con bạn đã bắt đầu lớn và
bạn không có lý do gì lại tạo
cho trẻ thói quen phụ thuộc Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
vào bố mẹ. tùy theo sức của mình.
Ảnh: Gettyimages.
Tính tự lập không thể được
dạy bằng lý thuyết mà phải bằng thực hành. Dù khó
khăn, nhưng bạn hãy học cách để trẻ tự mình thực
hiện những việc trong khả năng của mình. Có thể lúc
đầu các bé sẽ giận dỗi vì bố mẹ không làm giúp, hay
tỏ ra lóng ngóng vụng về khiến bạn sốt cả ruột,
nhưng một khi đã học được tính tự lập rồi, con bạn sẽ
chủ động và năng động hơn rất nhiều trong cuộc
sống.
Cũng như khi con bạn xin đi chơi về muộn… hãy hỏi
lý do. Nếu bé không đưa ra được cho bạn một lý do
hợp lý, hãy nói không; nhưng nếu có, hãy nói có. Các
nghiên cứu cho rằng khi bố mẹ cho trẻ nhiều tự do và
trách nhiệm hơn, trẻ sẽ học được các đức tính nhanh
hơn.
Xác định mục tiêu
Có thể bạn không muốn con mình phải thành một thủ
khoa, một nhà vô địch thể thao hay thần đồng…
nhưng xã hội ganh đua lại khiến trẻ nghĩ khác; và gặp
phải nhiều khó khăn không đáng có. Do đó hãy cho
trẻ hiểu kỳ vọng của bạn là gì.Bạn cũng phải hiểu trẻ
em ở độ tuổi này thường xuyên thay đổi sở thích, đó
là điều bình thường, nhưng cũng nên tập cho trẻ xác
định và tập trung vào mục tiêu của mình. Một nghề
cho chín còn hơn chín nghề mà, đúng không bạn?
Nhưng trẻ em lại bị rất nhiều chuyện làm phân tâm,
do đó thường khó mà tập trung được. Bố mẹ hãy giúp
bé nhé!