Dạy con qua những điều gần gũi
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 129.00 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày nghỉ, bạn có thể cùng bé về quê thăm ông bà, đi dã ngoại, xem phim, mua sắm... để tăng thêm tình cảm mật thiết giữa hai mẹ con hoặc giữa các thành viên khác trong gia đình.7 gợi ý mà bạn có thể tham khảo từ Mother & Baby. 1. Cùng bé đi mua sắm: Bạn có thể lên kế hoạch cho những ngày cuối tuần với bé bằng gợi ý cùng bé đi mua sách, đồ chơi, quần áo…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con qua những điều gần gũi Dạy con qua những điều gần gũi Ngày nghỉ, bạn có thể cùng bé về quê thăm ông bà, đi dã ngoại, xem phim, mua sắm... để tăng thêm tình cảm mật thiết giữa hai mẹ con hoặc giữa các thành viên khác trong gia đình. 7 gợi ý mà bạn có thể tham khảo từ Mother & Baby. 1. Cùng bé đi mua sắm: Bạn có thể lên kế hoạch cho những ngày cuối tuần với bé bằng gợi ý cùng bé đi mua sách, đồ chơi, quần áo… Nhờ những chuyến ra ngoài thú vị như thế này, bạn có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu sở thích của bé. Đồng thời, bạn nên hướng dẫn để bé biết cách nhận diện và sử dụng những loại đồ chơi hữu ích. 2. Đặt cho bé một cái biệt danh ngộ nghĩnh: Bạn có thể dựa vào đặc điểm, tính cách của bé để tự mình “sáng tác” cho bé một cái tên dễ thương. Các nickname phổ biến là Bông, Bống, Tim, Cún, Gấu… Dù lựa chọn nick nào, thông điệp bạn muốn gửi gắm ở đây là: “Mẹ rất yêu con”. Bạn có thể nhấn mạnh để bé thấy rằng, đặt nick như vậy, vì bạn muốn thể hiện tình yêu đặc biệt với bé. Nếu muốn, bé cũng có thể gọi bạn bằng cái tên thân mật nào đo do bé tự nghĩ ra. Ảnh: GettyImages 3. Đưa bé đi ăn hàng: Ngày nghỉ hay ngày cuối tuần, thi thoảng, bạn có thể cùng bé đi ăn hàng. Bạn nên để cho bé biết cách tự mình chọn món. Bên cạnh đó, bạn có thể dạy bé về phép lịch sự nơi công cộng hay giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. 4. Xem phim họat hình cùng bé: Mỗi ngày, bạn nên dành ít phút để ngồi bên cạnh, cùng cười sảng khoái với bé trước những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, sống động. Dù việc nhà bận rộn hay hoạt hình không còn là thể loại phim bạn yêu thích, nhưng bằng cách này, bé sẽ thân mật, gần gũi và yêu bạn nhiều hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể cùng bé trao đổi, bình luận về các tình tiết có trong phim. Ngoài ra, bạn nên hướng dẫn bé nhận diện mẫu tính cách tốt – xấu thông qua các nhân vật hoạt hình. Nếu có điều kiện, thỉnh thoảng, bạn có thể đưa bé ra ngoài rạp xem phim dành cho thiếu nhi để thay đổi không khí. 5. Tìm hiểu kiến thức về bé: Ở từng độ tuổi phát triển khác nhau, bé có sự thay đổi về tâm sinh lý phù hợp tương ứng. Do đó, bạn có thể tìm hiểu thông tin về chăm sóc bé qua sách báo hay mạng internet. Khi ấy, bạn sẽ biết cách nuôi dạy bé một cách khoa học, thông minh. Thêm vào đó, nếu bạn am hiểu tâm lý và biết cách trò chuyện với bé, bé sẽ nhận thấy bạn đúng là một người mẹ tuyệt vời. 6. Đưa bé đi dã ngoại, về quê thăm ông bà: Những chuyến đi xa thật sự có ích cho quá trình khám phá thế giới xung quanh của bé. Đặc biệt, với những bé sống trên thành phố, về quê hay những chuyến dã ngoại gần gũi với thiên nhiên rất lôi cuốn bé. Bạn có thể cùng bé xem hoa nở, cho gà ăn hay chạy nhảy, nô đùa trên đôi chân trần dưới cỏ. Chắc chắn, tình cảm giữa bạn và bé sẽ ngày càng được thắt chặt thêm. 7. Luôn có mặt khi bé cần: Nếu bé có điều muốn sẻ chia trong khi bạn đang bận nghe điện thoại, bạn có thể ngừng nói chuyện trong giây lát và đề nghị bé chờ ít phút. Thậm chí, nửa đêm hay bất kỳ lúc nào, bé cần đến bố mẹ, bạn nên tạo cơ hội, ở bên cạnh bé một cách thoải mái nhất. Nhờ vậy, bé sẽ yên tâm, tin tưởng và gần gũi với bạn hơn. Phương Thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con qua những điều gần gũi Dạy con qua những điều gần gũi Ngày nghỉ, bạn có thể cùng bé về quê thăm ông bà, đi dã ngoại, xem phim, mua sắm... để tăng thêm tình cảm mật thiết giữa hai mẹ con hoặc giữa các thành viên khác trong gia đình. 7 gợi ý mà bạn có thể tham khảo từ Mother & Baby. 1. Cùng bé đi mua sắm: Bạn có thể lên kế hoạch cho những ngày cuối tuần với bé bằng gợi ý cùng bé đi mua sách, đồ chơi, quần áo… Nhờ những chuyến ra ngoài thú vị như thế này, bạn có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu sở thích của bé. Đồng thời, bạn nên hướng dẫn để bé biết cách nhận diện và sử dụng những loại đồ chơi hữu ích. 2. Đặt cho bé một cái biệt danh ngộ nghĩnh: Bạn có thể dựa vào đặc điểm, tính cách của bé để tự mình “sáng tác” cho bé một cái tên dễ thương. Các nickname phổ biến là Bông, Bống, Tim, Cún, Gấu… Dù lựa chọn nick nào, thông điệp bạn muốn gửi gắm ở đây là: “Mẹ rất yêu con”. Bạn có thể nhấn mạnh để bé thấy rằng, đặt nick như vậy, vì bạn muốn thể hiện tình yêu đặc biệt với bé. Nếu muốn, bé cũng có thể gọi bạn bằng cái tên thân mật nào đo do bé tự nghĩ ra. Ảnh: GettyImages 3. Đưa bé đi ăn hàng: Ngày nghỉ hay ngày cuối tuần, thi thoảng, bạn có thể cùng bé đi ăn hàng. Bạn nên để cho bé biết cách tự mình chọn món. Bên cạnh đó, bạn có thể dạy bé về phép lịch sự nơi công cộng hay giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. 4. Xem phim họat hình cùng bé: Mỗi ngày, bạn nên dành ít phút để ngồi bên cạnh, cùng cười sảng khoái với bé trước những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, sống động. Dù việc nhà bận rộn hay hoạt hình không còn là thể loại phim bạn yêu thích, nhưng bằng cách này, bé sẽ thân mật, gần gũi và yêu bạn nhiều hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể cùng bé trao đổi, bình luận về các tình tiết có trong phim. Ngoài ra, bạn nên hướng dẫn bé nhận diện mẫu tính cách tốt – xấu thông qua các nhân vật hoạt hình. Nếu có điều kiện, thỉnh thoảng, bạn có thể đưa bé ra ngoài rạp xem phim dành cho thiếu nhi để thay đổi không khí. 5. Tìm hiểu kiến thức về bé: Ở từng độ tuổi phát triển khác nhau, bé có sự thay đổi về tâm sinh lý phù hợp tương ứng. Do đó, bạn có thể tìm hiểu thông tin về chăm sóc bé qua sách báo hay mạng internet. Khi ấy, bạn sẽ biết cách nuôi dạy bé một cách khoa học, thông minh. Thêm vào đó, nếu bạn am hiểu tâm lý và biết cách trò chuyện với bé, bé sẽ nhận thấy bạn đúng là một người mẹ tuyệt vời. 6. Đưa bé đi dã ngoại, về quê thăm ông bà: Những chuyến đi xa thật sự có ích cho quá trình khám phá thế giới xung quanh của bé. Đặc biệt, với những bé sống trên thành phố, về quê hay những chuyến dã ngoại gần gũi với thiên nhiên rất lôi cuốn bé. Bạn có thể cùng bé xem hoa nở, cho gà ăn hay chạy nhảy, nô đùa trên đôi chân trần dưới cỏ. Chắc chắn, tình cảm giữa bạn và bé sẽ ngày càng được thắt chặt thêm. 7. Luôn có mặt khi bé cần: Nếu bé có điều muốn sẻ chia trong khi bạn đang bận nghe điện thoại, bạn có thể ngừng nói chuyện trong giây lát và đề nghị bé chờ ít phút. Thậm chí, nửa đêm hay bất kỳ lúc nào, bé cần đến bố mẹ, bạn nên tạo cơ hội, ở bên cạnh bé một cách thoải mái nhất. Nhờ vậy, bé sẽ yên tâm, tin tưởng và gần gũi với bạn hơn. Phương Thảo
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0